Gỗ

Ngành gỗ pellet cần vùng nguyên liệu thô bền vững để mở rộng xuất khẩu

0

NgÀnh gỗ pellet nên tập trung vào phát triển các vùng trồng nguyên liệu thô để đón cơ hội từ nhu cầu tăng trên thị trường thế giới.

Trên thị trường thế giới, nhu cầu gỗ pellet tăng do cuộc chiến Nga – Ukraine thúc đẩy nhu cầu tại các nước EU bên cạnh xu hướng chuyển sang nhiên liệu sạch cùng với các cam kết về giảm khí thải tại COP26. Xuất khẩu gỗ pellet Việt Nam ghi nhận tăng nhanh trong những năm gần đây và dự báo sẽ trở thành một trong những mặt hàng nông lâm sản chạm mức doanh thu 1 tỷ USD trở lên.

Thống kê cho thấy xuất khẩu gỗ pellet chạm mức 354 triệu USD trong nửa đầu năm 2022, tương đương 85% doanh thu năm 2021 và dự báo chạm mức 700 triệu USD trong cả năm 2022. Giá xuất khẩu trung bình cũng tăng nhanh lên gần 150 USD/tấn, tương đương tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Nguyễn Bá Duy, phó giám đốc Smart Wood Viet Nam chuyên xuất khẩu gỗ pellet sang Hàn Quốc và đang tìm cách thâm nhập thị trường Nhật Bản, cho biết thị trường xuất khẩu vẫn còn dư địa rất lớn trên cả hai thị trường này. EU cũng còn nhiều tiềm năng, cho biết thêm rằng đáp ứng các yêu cầu chất lượng của eU vân xlaf vấn đề chính cho phần lớn các nhà sản xuất gỗ pellet Việt Nam. Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia tại Forest Trends, cho biết nhu cầu và giá gỗ pellet trên thị trường EU đang tăng nhanh, thu hút sự chú ý từ Mỹ - nước xuất khẩu gỗ pellet lớn nhất thế giới.

Mặc dù Việt Nam không phải là nước xuất khẩu gỗ pellet lớn sang EU, nhu cầu và giá tăng trên thị trường EU đang là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường này, ông Phúc nhận định. Hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gỗ pellet sang Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác đều rất nhỏ. Đặc biệt, xuất khẩu gỗ pellet sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng nhanh, trung bình 90% trong giai đoạn 2019 – 2021 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

Ông Phúc cho biết nguồn gỗ đầu vào cho sản xuất pellet đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của ngành, đồng thời cho biết thêm nguồn cung hiện nay chủ yếu là phụ phẩm từ chế biến gỗ. Ông Phúc cho hay các nhà sản xuất – xuất khẩu gỗ pellet nên chú ý phát triển các vùng trồng nguyên liệu thô để bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các hộ gia đình có đất trồng rừng, ông khuyến nghị. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng gỗ pellet tại các thịt rường lớn cho thấy trong tương lai, gỗ pellet sẽ được yêu cầu phải sản xuất từ các nguyên liệu được chứng nhận, ông nhấn mạnh phát triển vùng nguyên liệu là cần thiết.

Theo ông Duy, do giá gỗ pellet tăng, nhiều doanh nghiệp hối hả đầu tư vào sản xuất gỗ pellet, đặt ra rủi ro phát triển bền vững cho ngành này do thiếu nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất gỗ pellet. Một lo ngai jkhacs cho các nhà sản xuất gỗ pellet là chính phủ đnag cân nhắc tăng thuế xuất khẩu gỗ pellet, vốn đang ở mức 0% hiện nay do gỗ pellet không phải là sản phẩm chế biến sâu nên cạnh tranh trực tiếp với phát triển trồng rừng gỗ lớn. Ông Duy cho hay tăng thuế xuất khẩu gỗ pellet là không hợp lý do sản xuất gỗ pellet chủ yếu sử dụng phụ phẩm từ ngành chế biến gỗ.

Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết chính phủ sẽ hông áp thuế xuất khẩu lên gỗ pellet để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các chiến lược phát triển nên được đề ra cho ngành sản xuất gỗ pellet được tăng trưởng bền vững. Ông Lập cho hay có hơn 300 cơ sở sản xuất gỗ pellet trên cả nước, trong đó khoảng 80% tập trung tại các khu vực ven biển miền trung và miền nam.

Theo VNS

Admin

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một thế lực nông sản toàn cầu

Bài trước

Việt Nam sử dụng gỗ vụn còn sót lại sau bão để sản xuất dăm gỗ, viên nén xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ