CEO Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang đang cảnh báo ngành tôm Việt Nam sẽ đối mặt nhiều khó khăn trong nửa cuối năm 2022. Minh Phú là công ty xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam với doanh thu xuất khẩu tôm đạt 648,7 triệu USD trong năm 2021, tăng 10% so với năm 2020.
Trong cuộc họp cổ đông thường niên của Minh Phú vào ngày 24/6, ông Quang cho biết lạm phát cao, tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng nghiêm trọng, thời tiết bất lợi và thiếu lao động đang đồng loạt gây áp lực lên nửa cuối năm 2022 đối với ngành tôm Việt Nam. Tuy nhiên, Minh Phú vẫn giữ mục tiêu lợi nhuận ròng 1.266 tỷ đồng, tương đương 54,4 triệu USD trong năm 2022, tăng 95,2% so với năm 2021, ông Quang cho hay, tương đương với thông báo về kế hoạch tăng gấp đôi lợi nhuận ròng trong năm 2022 mà công ty công bố trong tháng 6. Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất 64.600 tấn tôm chế biến trong năm 2022, tăng 7,7% so với năm 2021 và ông Quang kỳ vọng doanh nghiệp sẽ đạt doanh thu xuất khẩu tôm là 796 triệu USD trong năm 2022, tăng 22,7% so với năm 2021. Trong cuộc họp cổ đông thường niên vào ngày 24/6, ông Quang cho hay tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp tại ĐBSCL trong năm nay hơn những năm trước. Nông dân cũng phải đối mặt với mưa nhiều hơn, buộc họ phải thu hoạch sớm nhưng lại chậm thả nuôi lại.
Trong khi đó, lạm phát tại các thị trường tiêu thụ tôm chính trên khắp thế giới vẫn ở mức cao, có thể tác động lên tiêu dùng trong 6 tháng cuối năm 2022, ông Quang cho hay. Giống các công ty Việt Nam khác, Minh Phú đang đối mặt với với thiếu hụt lao động. Hiện các nhà máy chế biến của công ty tại các tỉnh Cà Mau và Hậu Giang đang vận hành dưới công suất thiết kế do thiếu lao động. Hai nhà máy đang chế biến với công suất chưa đến 400 tấn tôm/ngày, thấp hơn nhiều so với mức công suất tối đa của công ty, ông Quang cho hay. “Việt Nam đang là điểm đến ưa thích của các công ty trên toàn thế giới, với nhiều nhà máy mới đang được mở ra. Do đó, cạnh tranh để thu hút lao động địa phương rất khốc liệt”, ông Quang cho hay. Để ứng phó với tình hình hiện nay, Minh Phú đang trong quá trình áp dụng các công nghệ tự động hiện đại tại các nhà máy để giúp giảm nhu cầu lao động. Công ty đặt mục tiêu giảm quy mô lao động từ khoảng 50 – 70% ở mỗi nhà máy chế biến, ông Quang cho biết nhưng không cụ thể về khung thời gian chuyển đổi.
Minh Phú đang phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu tôm sang Mỹ để thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2021, Mỹ là thị trường hàng đầu của công ty, chiếm tới 221,1 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2022, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Minh Phú chạm mức 42,1 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021 – là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 4 của công ty. Nhìn chung, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 5, với giá trị nhập khẩu 99 triệu USD các sản phẩm tôm Việt Nam trong tháng 5, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng giảm mạnh so với mức tăng trưởng 52% trong tháng 4. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 390 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mức lạm phát cao, các chính sách hạn chế của Trung Quốc nhằm kiềm chế COVID-19, xung đột Nga – Ukraine, thiếu lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng tại Mỹ đang tác động lên kinh doanh và tiêu thụ tôm tại Mỹ.
Ông Quang cho biết công ty phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh tại Mỹ do tăng chi phí và tắc nghẽn tại các cảng của Mỹ. Tình trạng tắc nghẽn này đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được chính phủ Mỹ giải quyết triệt để. Cần quá nhiều thời gian để dỡ hàng và vận chuyển hàng hóa tới các kho bảo quản, mà ông Quang cho biết đang dẫn tới tình trạng tăng chi phí, vào thời điểm kinh doanh tại thị trường Mỹ đang thua lỗ. “Chúng tôi làm kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Liệu chúng tôi có tiếp tục bán sản phẩm sang thị trường này trong khi hoạt động kinh doanh này không mang lại lợi nhuận cao hoặc còn tạo ra rủi ro pháp lý cao”, ông Quang nhận định.
Thông qua công ty con MSeafood, chuyên kinh doanh xuất khẩu tại thị trường Mỹ, Minh Phú và các đối tác kinh doanh, bao gồm Mitsui của Nhật Bản và Gemadept của Việt Nam, đã nỗ lực phát triển một cảng có thể xử lý các lô hàng nhịp nhàng hơn, nhưng các nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả khi chính phủ Mỹ viện cớ lo ngại an ninh quốc gia. “Tôi chưa ghi nhận bất cứ hoạt động mở rộng cảng vượt bậc nào tại Mỹ trong 20 năm qua trong khi hoạt động kinh doanh đã mở rộng rất mạnh”, ông Quang cho biết
VASEP cho biết nhu cầu từ các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ không tăng sớm do tồn kho tôm tại Mỹ đang ở mức cao, do các nhà nhập khẩu đã mua một lượng tôm lớn từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, và Ecuador trong những tháng gần đây.
Theo Seafood Source
Bình luận