Các doanh nghiệp nội thất gỗ kín đơn hang tới hết quý 3/2022
Nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã nhận đủ đơn hàng để các nhà máy chạy toàn công suất cho tới hết quý 3/2022 và thậm chí tới cuối năm nhờ sản xuất được nối lại nhanh chóng. Ngành nội thất gỗ ghi nhận tăng trưởng nhẹ trong quý 1/2022, với giá trị xuất khẩu gỗ và nội thất gỗ tang 3% so với cùng kỳ năm 2021 lên 3,94 tỷ USD.
Xuất khẩu nội thất gỗ sang các thị trường thành viên hiệp định CPTPP tăng vọt và dự báo tăng trưởng trong thời gian tới sẽ tiếp tục mạnh lên do nhiều công ty đang tăng tốc sản xuất để giao hàng trong quý 2/2022. Nhờ CPTPP, Việt Nam hưởng nhiều lơi thế trên thị trường Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản, đặc biệt khi các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực gia tăng giá trị choc ac sản phẩm, hình thành các vùng nguyên liệu và thiết lập các chuỗi giá trị. Nếu ngành nội thất gỗ duy trì giá trị xuất khẩu trung bình khoảng 1,5 tỷ USD/tháng thì mục tiêu 16,5 tỷ USD là hoàn toàn có thể đạt được.
Giữa những tác động từ biến động chi phí đầu vào trong ngành gỗ, một dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hiệu quả cho ngành gỗ trong giai đoạn 2021 – 2030 đã được phê duyệt vào thagns 3/2022, đặt mục tiêu đưa xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam lên 18,5 tỷ USD vào năm 2025 và 20,4 tỷ USD vào năm 2030. Chiến lược giai đoạn 2021 – 2030 trong phát triển bền vững ngành chế biến gỗ đặt mục tiêu đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thúc đẩy thương hiệu các sản phẩm gỗ Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế.
Theo VNS
Bình luận