Thủy sản

Giáp xác, bán hàng livestream là động lực chính cho tăng trưởng doanh số thủy sản tại Trung Quốc

0

Trong năm 2021, tổng doanh số thủy sản tại Trung Quốc tăng 1% lên 42 triệu tấn, theo hãng nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh là Euromonitor. Giáp xác là phân khúc thủy sản tiêu thụ tốt nhất tại Trung Quốc trong năm vừa qua, với tổng doanh số tăng 4% lên 5,8 triệu tấn, theo báo cáo gần đây của Euromonitor.

Doanh số thủy sản tại Trung Quốc dự báo tăng trưởng 2% trong năm 2022, theo báo cáo của Euromonitor. Trong khi doanh số bán lẻ thủy sản giảm trong năm 2021 sau khi tăng vọt về nhu cầu trong năm 2020 – hệ quả của việc chỉ tiêu dùng tại nhà và đóng bằng ngành dịch vụ ăn uống, theo báo cáo nhấn mạnh, và nhu cầu hiện đang chuyển dịch trở lại ngành dịch vụ ăn uống. “Bất chấp tăng số ca COVID-19 tại Trung Quốc trong năm 2021, ngành dịch vụ ăn uống trên cả nước hoạt động bình thường trong phần lớn thời gian của năm”.

Theo Euromonitor, phân khúc giáp xác ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2021, “sau khi doanh số mảng dịch vụ ăn uống suy giảm mạnh trong năm 2020, khiến nành ngày thiệt hại nặng nề, nay nhiều người Trung Quốc có xu hướng tiêu thụ chủ yếu tôm sống tại các nhà hàng”. “Trong khi nhu cầu trước đó chuyển dịch sang mảng bán lẻ, nhiều người tiêu dùng thấy khó sơ chế và chế biến loại tủy sản nước ngọt này tại nhà”, theo báo cáo cho biết.

Doanh số các loại thủy sản giáp xác trong năm 2021 tương đương cá về giá trị mặc dù doanh số chỉ bằng 1/5 so với phân khúc cá, theo Euromonitor. Xu hướng này chủ yếu do giá cua huỳnh đế tăng – loại thủy sản mà người Trung Quốc ưa thích trong các nhà hàng cao cấp. “Với giá cua huỳnh đế tăng mạnh trên thị trường thế giới, nhưng vẫn không làm giảm nhu cầu của người Trung Quốc đối với loại thủy sản này. Lượng nhập khẩu do đó có thể tiếp tục tăng nhanh”, theo Euromonitor nhận định.

Doanh số phân khúc cá giảm tăng trưởng trong năm 2021 do nhu cầu giảm trong phân khúc thực phẩm và đồ uống, theo Euromonitor. “Ngành dịch vụ ăn uống chi phối nhu cầu cá tại Trung Quốc nên việc đóng cửa kênh này trong năm 2020 dẫn tới sự chuyển dịch mạnh theo hướng tiêu dùng tại nhà”, báo cáo cho biết. “Trong khi người tiêu dùng dần dần đnag quay trở lại dịch vụ ăn uống do các lệnh hạn chế được nới lỏng, họ háo hức thử các món ngoài cá như cua biển và cua sông, mang đến các trải nghiệm thú vị hơn”.

Euromonitor ghi nhận mức độ chấp nhận ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với mua thủy sản tươi qua kênh trực tuyến do các mô hình bán hàng live-streaming mới và một mạng lưới phân phối tinh vi hơn. “Xây dựng niềm tin của người tiêu dùng về nguồn gốc và có sản phẩm giao tới khách hàng vẫn còn tươi thường là 2 rào sản chính để bán cá và thực phẩm thông qua thương mại điện tử. Tuy nhiên, các rào cản này đang dần giảm bớt nhờ sự bùng nổ liên tục của livestreaming và sự phát triển vượt bậc của các công ty logistics”, theo Euromonitor. “Mặc dù bán cá và thủy sản qua hình thức livestream không mới mẻ, nhưng nay đang được áp dụng ngày càng nhanh chóng. Xác định được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng trong nước, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong ngành thủy sản Trung Quốc áp dụng livestream các hoạt động và cho khách hàng thấy các mặt hàng được khai thác tươi từ biển. Chính quyền địa phương cũng xúc tiến cho hoạt động này và giúp các làng chài thiết lập các giải pháp thương mại điện tử để hỗ trợ họ triển khai livestream ở phạm vi rộng hơn”.

Theo Euromonitor, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, như TikTok, đang triển khai các dự án tập huấn và hỗ trợ các công ty thủy sản nhỏ đưa hoạt động bán hàng lên kênh trực tuyến. “Các nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu hiện đã phát triển một hệ thống toàn diện cho các hoạt động giao nhận thủy sản bảo quản mát và đông lạnh sau một vài năm thực hành”, báo cáo nhấn mạnh. “Các công ty có thể giao sản phẩm tới các nhà bán lẻ trong vòng 24h với các địa điểm gần và 48h đối với các địa điểm xa, nên càng củng cố năng lực kinh doanh cho họ”.

Theo Seafood Source

Admin

Các siêu thị tại Mỹ ghi nhận doanh số thủy sản cao kỷ lục

Bài trước

Cập nhật tình hình thị trường nông sản và thực phẩm Hàn Quốc giữa bối cảnh Covid-19 đến nửa cuối tháng 3/2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản