Thị trường thực phẩm Hàn Quốc bị tác động mạnh bởi sự bùng phát COVID-19. Người tiêu dùng giảm mạnh các hoạt động ngoài trời, bao gồm mua sắm và ăn uống, kể từ khi ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào ngày 20/1/2020. Chính phủ Hàn Quốc đã nâng cấp độ thảm họa lên “Nghiêm trọng” (cấp cao nhất) vào ngày 23/2. Mặc dù số ca nhiễm bệnh mới hàng ngày có xu hướng giảm, người tiêu dùng hiện vẫn rất cẩn trọng và phần lớn thực hành cách ly xã hội. Ngày 17/3, chính phủ thông báo thêm 2 tuần hoãn mở cửa trường học cho tới ngày 6/4. Chính phủ đang kêu gọi người dân chỉ rời nhà cho các hoạt động thiết yếu và khuyến nghị đóng cửa các bar, nhà hàng ăn tại chỗ, các hoạt động tôn giáo và thể thao trong nhà. Tính đến ngày 23/3, 8.921 người dương tính với virus corona và 111 người chết tại Hàn Quốc.
Phần lớn các nhà bán lẻ thực phẩm đều có nguồn cung lớn và giá ổn định. Doanh số thực phẩm trực tuyến tăng vọt. Các cửa hàng thực phẩm cũng tăng doanh số do ngày càng nhiều người ăn tại nhà. Các nhà hàng cũng bị tác động mạnh do mọi người đều tự cách ly. Thương mại không bị gián đoạn nghiêm trọng mặc dù một số nhà nhập khẩu báo cáo tình hình kinh doanh suy giảm mạnh. Đồng USD mạnh lên khiến nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Cước vận chuyển hàng không và đường biển tăng do các chuỗi cung ứng đối mặt với tình trạng gián đoạn. Sản xuất nông nghiệp Hàn Quốc bị đe dọa do thiếu lao động nhập cư trước các lệnh hạn chế di chuyển liên quan đến virus. Các đầu vào khác vẫn đủ nguồn cung. Các điều kiện thị trường bắt đầu tác động tới một số mặt hàng xuất khẩu và ngày càng ít nhà sản xuất cung cấp dịch vụ ăn uống cho trường học, vốn bị đóng cửa kéo dài. Chính phủ Hàn Quốc thông báo khoản vay hỗ trợ nông dân chịu tác động của COVID-19 trị giá 49 triệu USD, dành cho những người bị thiệt hại do kiểm dịch bắt buộc, thiếu lao động do virus và các nguyên nhân tương tự khác. Các khoản vay có thời hạn 1 – 3 năm với lãi suất 1,2 – 1,8% tùy vào mặt hàng. Khoản vay tối đa là 40.000 USD/nông dân.
Lưu lượng người tiêu dùng
- Lưu lượng người tiêu dùng vẫn giảm mạnh.
- Nhiều tập đoàn và văn phòng chính phủ triển khai làm việc từ xa cho nhân viên.
- Trường học đóng cửa đến ngày 6/4.
- Cao đẳng và đại học chuyển sang học trực tuyến đến ngày 13/4.
Các xu hướng bán lẻ
- Người tiêu dùng đang áp dụng mua sắm trực tuyến để tránh rủi ro nhiễm bệnh, dẫn đến tăng mạnh doanh số thực phẩm trực tuyến.
- Tăng trưởng doanh số thực phẩm trực tuyến hạn chế phần nào do các rào cản công suất hoạt động.
- Các nhà bán lẻ thông thường cũng ghi nhận tăng doanh số mặc dù số lượt khách giảm do mọi người tích trữ thực phẩm để ăn ở nhà.
- Các trung tâm mua sắm kiểu nhà kho như Big Mart của Lotte, Traders của Shinsegye và Costco, ghi nhận doanh thu tăng mạnh do người tiêu dùng tìm cách tích trữ nhiều thực phẩm và hàng hóa thiết yếu.
- Các cửa hàng tiện lợi bị suy giảm doanh số, đặc biệt là tại các khu vực kinh doanh sầm uất.
Các xu hướng tiêu dùng
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm sử dụng để nấu nướng bữa ăn gia đình, như thịt, cá, gạo, rau, các loại sốt và gia vị.
- Nhu cầu mạnh đối với các thực phẩm chế biến sẵn, như mì ăn liền, các sản phẩm thay thế bữa ăn gia đình và thực phẩm chế biến sẵn, các suất ăn liền và thực phẩm đông lạnh.
- Nhu cầu cao đối với các thực phẩm dùng cho tình huống khẩn cấp, như nước đóng chai, các loại đồ uống và thực phẩm đóng hộp.
- Nhu cầu cao đối với các loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe như sâm và các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
- Nhu cầu yếu đối với các hàng hóa không thiết yếu.
Nhà hàng và dịch vụ ăn uống
- Các nhà hàng đang hứng chịu tình cảnh suy giảm mạnh lưu lượng khách.
- Các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến từ nhà hàng đang nhận được số đơn hàng tăng lên.
- Các nhà bán lẻ và các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống được cho là sẽ triển khai rất mạnh các chương trình khuyến mại để mang khách quay trở lại cửa hàng sau khi những lo lắng về COVID-19 giãn bớt.
Nhập khẩu
- Các nhà phân phối nhập khẩu báo cáo giảm doanh số từ 20 – 80% trong tháng 2.
- Các nhà nhập khẩu dự báo giảm số đơn hàng mới trong vòng 2 tháng tới, có thể kéo dài hơn.
- Đồng USD mạnh lên tạo ra nhiều thách thức cho các nhà nhập khẩu khi đồng USD đã tăng giá 11% từ đầu năm đến nay so với đồng Won.
- Ngành ngũ cốc TACN của Hàn Quốc đang chống chịu tốt và nhập khẩu TACN lượng lớn (bao gồm từ Mỹ) đang tiếp diễn bình thường.
- Nhập khẩu ethanol tăng 36% trong cùng kỳ và số liệu thương mại dự báo sẽ cho thấy nhập khẩu tăng vọt trong vài tháng, xét tới nhu cầu bùng nổ đối với các sản phẩm vệ sinh và khử trùng.
Xuất khẩu
- Xuất khẩu nông sản Hàn Quốc sang Trung Quốc (thị trường lớn nhất của nước này) giảm 23% trong tháng 1 và tiếp tục giảm 6% trong tháng 2 do tác động của COVID-19.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Hàn Quốc giảm 12% trong tháng 1 nhưng phục hồi nhẹ trong tháng 2 lên 1,069 tỷ USD.
- Không có thay đổi trong quy trình thanh tra nhập khẩu.
- Số lượng chuyến bay giữa Hàn Quốc và nhiều nước khác giảm mạnh, tác động trực tiếp lên tính sẵn có của dịch vụ và cước phí hàng không.
- Sự sẵn có của các container vận chuyển đường biển và cước vận chuyển đường biển cũng bị tác động do suy giảm thương mại.
Sản xuất và nguồn cung nội địa
- Không có báo cáo gián đoạn lớn đối với sản xuất hay nguồn cung thực phẩm.
- Tình trạng thiếu thực phẩm bán lẻ diễn ra rải rác đầu đợt dịch nhưng tình hình hiện phần lớn đã trở lại bình thường.
- Nông dân đang báo cáo tình trạng thiếu lao động do bùng phát dịch bệnh làm gián đoạn sự trở lại của lao động nhập cư theo mùa.
- Chính phủ thông báo gói hỗ trợ nông dân bị tác động của đại dịch COVID-19.
- Nông dân đang cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống tại trường học bị tác động nghiêm trọng bởi lệnh đóng cửa trường học. Các căn tin trường học phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu mua nguyên liệu nội địa, không can thiệp sinh học và hữu cơ. Nông dân đang cung ứng phân khúc này đang gặp vấn đề nghiêm trọng trong tìm kiếm khách hàng.
Theo FAS USDA
Bình luận