Sản xuất lúa mỳ thế giới dự báo đạt mức cao trong năm 2021, nhưng tình hình dự trữ tại các nước xuất khẩu lớn ở mức thấp và có khả năng giảm xuống mức thấp kỷ lục. Sản lượng ngô toàn cầu cũng dự báo đạt mức cao, không giống như lúa mỳ được cho là sẽ tăng tồn kho, mặc dù tình trạng khan hiếm nguồn cung có thể kéo dài trên thị trường ngô và hiện vẫn chưa chắc chắn về khả năng thị trường bình ổn trong năm 2022 hay sau đó.
Giá lúa mỳ tương lai trên thị trường Chicago trong tuần này chạm mức cao nhất trong 9 năm lên hơn 2,5 USD/giạ, vượt giá ngô trên thị trường tương lai, mức chênh giá lúa mỳ - ngô lớn nhất cho các hợp đồng giao dịch lớn nhất trong hơn 8 năm. Giá ngô tương lai giảm xuống dưới các mốc cao hồi đầu năm nhưng vẫn đang neo ở khoảng giá cao nhất trong 9 năm, và giá ngũ cốc nói chung đồng loạt tăng đang nới rộng chênh lệch giá. Tỷ lệ giá lúa mỳ/ngô ở mức 1,43 – cao hơn thông thường so với bối cảnh lịch sử và chỉ xảy ra vài lần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ giá lúa mỳ-ngô tương lai cao hơn mức trung bình trong thời gian gần đây, và chính là sự phản ánh tình hình tồn kho toàn cầu của hai loại ngũ cốc này và đặc biệt xét đến các xu hướng sản xuất và tiêu dùng.
Lúa mỳ và ngô
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo trong năm thương mại 2021 – 2022, tỷ lệ dự trữ lúa mỳ / sử dụng tại các nước xuất khẩu lớn, bao gồm Nga và Mỹ, sẽ giảm xuống mức tính chung là 12,1%, mức thấp nhất mà USDA từng ghi nhận trong 6 thập kỷ qua, thấp hơn mức 14,8% trong năm trước và trung bình 5 năm lên tới hơn 17%.
Dự báo này đưa ra, bất chấp thực trạng là tồn kho lúa mỳ toàn cầu vẫn neo ở mức cao trong lịch sử, chủ yếu là do chiến lược tích trữ chủ động của Trung Quốc – nước chiếm tới 51% nguồn cung toàn cầu trong năm 2021. Tuy nhiên, số liệu của Trung Quốc thường được loại ra khỏi các phân tích ngũ cốc toàn cầu mặc dù nhập khẩu lúa mỳ của Trung Quốc tăng vọt, dẫn tới tình trạng khó dự báo/ Trên toàn cầu, tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng ngô neo ở dưới mức trung bình: khi loại Trung Quốc ra khỏi tính toán thì tỷ lệ này ở mức 8,7% - mức thấp nhất từng được ghi nhận, mặc dù khi tính thêm Trung Quốc thì tỷ lệ này lên 22% - gần mức trung bình dài hạn.
Phần lớn nguồn cung khả dụng xuất khẩu lúa mỳ trong niên vụ 2021/22 đã thu hoạch xong trong kh phần lớn nguồn cung ngô vẫn đang giai đoạn đầu sản xuất tại Nam Mỹ. Nhưng các dự báo hiện nay cho thấy lúa mỳ và ngô có những diễn biến khác nhau trong tương quan sản xuất- tiêu dùng. Sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2021/22 dự báo tăng gần 8% so với niên vụ trước lên mức cao kỷ lục, và mức tăng sẽ cao hơn một chút nếu loại Trung Quốc ra khỏi tính toán. Tình hình này xảy ra sau hai năm sản lượng hàng năm sụt giảm theo tỷ lệ mặc dù lượng tiêu thụ tiếp tục tăng và đây sẽ là năm đầu tiên trong năm loại cây trồng đáp ứng quá mức nhu cầu.
Mặt khác, sản lượng lúa mỳ dự báo đi ngang trong năm nay và là năm thứ 2 liên tiếp nhu cầu lúa mỳ tăng vượt mức tăng trưởng sản lượng. Thực tế, tiêu dùng toàn cầu ước tăng 6% trong 2 năm vừa qua so với mức tăng chỉ 2% về sản lượng – mức chênh lệch lớn nhất trong gần 1 thập kỷ.
Nhìn về năm 2023
Tình trạng suy yếu nguồn cung lúa mì đang dần cải thiện và Bắc Mỹ có thể dẫn đầu nỗ lực này. Cả nông dân Mỹ và Canada đều được cho là sẽ tăng sản xuất cho niên vụ 2022-23, và vẫn còn một chưa có dự báo chắc chắc về triển vọng lúa mỳ toàn cầu năm 2023, giả định khả năng sẽ không xảy ra hạn hán nghiêm trọng lần thứ 2. Các nguồn cung này sẽ xuất hiện trên thị trường vào giữa năm 2022, chỉ ngay trước khi nguồn cung ngô niên vụ 2022-23 bắt đầu bán ra và đồng thời với những chào bán đầu tiên tại Nam Mỹ niên vụ 2021-22, nên thâm hụt ngũ cốc có thể chỉ xảy ra trong ngắn hạn xét tới mức sản lượng bình thường hoặc ở mức cao trong năm tới.
Thực trạng sản xuất ngô niên vụ 2022-23 đang gây ra tranh cãi lớn khi xet tới hoạt động sản xuất tại Mỹ. Giá phân bón cao làm dấy lên đồn đoán rằng diện tích ngô có thể giảm mạnh tại nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu này, có thể duy trì tình trạng dự trữ toàn cầu tương đối yếu.
Theo Reuters
Bình luận