0

Chi phí tăng cao tới 200.000 USD/tháng đối với một số công ty đang càng chồng chất thêm khó khăn cho ngành tôm, gây ra bởi các nút thắt cổ chai vận chuyển, cảng và kho bãi trên toàn cầu. Chậm trễ xử lý tại các cảng vận tải container đang khiến ngành tôm nói riêng và thủy sản nói chung chi phí tạm trữ hàng lên tới 200.000 USD/tháng.

Phí tạm trữ hàng là khoản phí phải trả cho chủ tàu thuê do không xếp hoặc dỡ tàu trong thời hạn đã thoả thuận. “Các nhà nhập tôm hoặc thủy sản cỡ trung đang phải trả thêm phí tạm giữ hàng, dao động từ 100.000 – 200.000 USD/tháng trong vài tháng qua”, theo một nhà nhập khẩu tôm tai Ấn Độ cho Intrafish biết tin. “Các nhà nhập khẩu lớn có thể còn phải trả mức tiền cao hơn”, nhà nhập khẩu này nhấn mạnh rằng phí tạm trữ hàng này chưa bao gồm phí kho bãi.

Trong bối cảnh chi phí 1 container 40FEU có thể lên tới 23.000 USD, các container có thể chở hàng hóa có giá trị từ 150.000 – 250.000 USD hoặc hơn, tùy vào loai hàng hóa, mặc dù giá trị trung bình của hàng hóa trong container ước ở mức 185.000 USD. Cuộc khủng hoảng vận tải container toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2020 sau khi đại dịch bùng nổ, khi container mắc kẹt hàng loạt tại khắp nơi trên thế giới và không ở nơi có nhu cầu. Các nút thắt cổ chai chuỗi cung ứng toàn cầu không có dấu hiệu giảm bớt khi các số liệu mới công bố cho thấy tình trạng tắc nghẽn cảng ở khắp các ngành đạt mức cao kỷ lục, tin xấu cho ngành thủy sản đông lạnh, đặc biệt là những bên đang vận chuỷen hàng từ châu Á và Mỹ.

Các công ty vận tải do dự đưa ra thời hạn thương mại vận tải container toàn cầu quay trở lại trạng thái bình thường. Tình trạng thiếu container càng trở nên trầm trọng khi diễn ra đồng thời với tình trạng thiếu lao động tại các cảng, kho bãi và trung tâm kho lạnh, càng khiến tình trạng chậm giao hàng trên toàn cầu tồi tệ hơn. Các cảng tại Mỹ là nhóm cảng bị tác động nặng nề nhất.

Công ty Mazzetta có trụ sở tại Illinois nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, 95% hoạt động kinh doanh của công ty này liên quan tới nhập khẩu. “Giống như tất cả những bên khác, chúng tôi gặp vấn đề chậm giao hàng, khi các lô hàng thông thường được giao đến kho trong vòng 6 – 8 tuần từ bất cứ nơi nào trên thế giới, nay mất tới 12 – 15 tuần”, theo CEO mảng xuất nhập khẩu thủy sản của Mazzetta là Joe Chekouras cho hay. Bằng cách theo dõi trực tuyến tình trạng giao hàng, các công ty thủy sản có thể bối rối khi nhìn thấy container nằm trên tàu ngày qua ngày để chờ dỡ hàng. “Chúng tôi đang phải đặt hàng trước thời hạn cần dài hơn thông thường rất nhiều”, ông Chekouras cho biết thêm.

Cuộc khủng hoảng vận tải container toàn cầu đang buộc các công ty như Delta Blue Aquaculture tìm kiếm các nguồn cung ngoài châu Á và tăng cường tập trung thu mua nguồn cung tôm từ Ecuador và Mexico, trong khi tình trạng chậm trễ nghiêm trọng giao các mặt hàng thiết yếu khác như phụ gia và bao bì cũng là một nỗi lo khác của các nhà thu mua. “Chúng tôi từng chỉ cần đặt trước 4 tuần đối với bao bì, nay tăng lên tới 10 tuần”, theo Bill Hoenig, phó chủ tịch phụ trách bán hàng và vận hành tại Delta Blue Aquaculture. “Nế bạn không có nguyên liệu bao bì đóng gói thì cũng không giao hàng được”.

Theo nhà phân tích từ Rabobank là Gorjan Nikolik, vấn đền lớn nhất vẫn hiển lộ là xuất khẩu sang Trung Quốc, do các quy trình kiểm tra COVID-19, nghĩa là những lô hàng vận chuyển sang thị trường này sẽ hứng chịu tình trạng chậm trễ tồi tệ nhất. “Trung Quốc hiện vẫn chưa phục hồi nhập khẩu tôm và vẫn thấp hơn mức năm 2019”, theo ông Nikolik. Là một vòng luẩn quẩn của các vấn đề vận chuyển mà ngành thủy sản liên tục đối mặt, tổng giám đốc Siam Canadian tại Trung Quốc Landy Chow cho biết chi phí 1 container lạnh hồi tháng 9/2021 là 14.000 – 15.000 USD nhưng giảm xuống còn 13.000 USD trong tháng 10 do nhu cầu tăng đối với container hàng rời để vận chuyển hàng hóa phục vụ Giáng sinh. Tuy nhiên, bà Chow nhấn mạnh rằng cước vận tải biển vẫn đang tăng từ Trung Quốc tới Nam Mỹ và Anh – nơi tình trạng thiếu nhiên liệu và lái xe tải có thể tiếp tục gây áp lực tăng chi phí logistics.

Tình hình từ Ấn Độ cũng không dễ thở hơn. Ngay cả khi đã trả giá cao gấp 7 – 10 lần hơn so với trước cuộc khủng hoảng cước vận tải, những nhà đóng gói và xuất khẩu tôm khó đảm bảo có container và các lô hàng không chỉ chậm giao tính theo tuần mà còn theo tháng. “Phần lớn các nhà đóng gói tôm cỡ vừa đang e dè vận chuyển hàng tới Mỹ và trong các trường hợp chấp thuận giao hàng thì luôn kèm theo các điều khoản như chỉ tới một số rất ít các cảng chỉ định, không tới toàn bộ các cảng”, theo tổng giám đốc Siam Canadian tại Ấn Độ Awadesh Shrivastava.

Quy trình kiểm tra COVID-19 quá khắt khe tại Trung Quốc dẫn tới hơn 100 nhà đóng gói tôm cỡ vừa và lớn Ấn Độ đã tạm ngừng giao hàng tới thị trường này, nghĩa là khó có tôm Ấn Độ trên các bàn ăn tối tại Trung Quốc.

Vận chuyển tôm từ Việt Nam ra thị trường thế giới tiếp tục gặp khó, theo bà Tường Oanh, giám đốc bán hàng của Siam Canadian tại Việt Nam. “Cước vận tải biển liên tục tăng sang các thị trường EU, Mỹ và Canada, đồng thời rất khó đặt chỗ. Nhiều nhà máy phải trữ sản phẩm trong kho lạnh để chờ container”. Các nhà đóng gói Indonesia cũng đang chật vật tìm chỗ trên tàu chở hàng tới các cảng tại Mỹ, theo Cicilia Darmali, tổng giám đốc Siam Canadian tại Indonesia cho hay.

Rất khó để có chỗ trên tàu chở hàng tới các cảng Miami, Houston, Chicago, Jacksonville và Baltimore, nghĩa là các nhà đóng gói phải vận chuyển hàng tới các cảng New York, Norfolk hoặc Savannah Port rồi yêu cầu nhà nhập khẩu chở hàng bằng xe tải từ các cảng này. “Cước vận chuyển tới cảng New York hiện ở mức hơn 20.000 USD và có vẻ sẽ tiếp tục tăng”, theo ông Darmali. “Bên cạnh cảng New York, các nhà đóng gói vẫn đang tìm cách vận chuyển qua cảng LA, mặc dù nghe nói các cảng ở bờ Tây (LA và Long Beach) cũng đang tắc nghẽn”.

Theo Intrafish

Admin

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đối mặt với nhiều phương thức

Bài trước

Ngành công nghiệp trái cây toàn cầu phải đối mặt với áp lực từ giá cước vận chuyển cao

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản