0

Chỉ khi Việt Nam có thể mang nông sản vào các hệ thống phân phối chính thức tại các nước thì thương hiệu quốc gia Việt Nam mới được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan.

Thông tin về giá bán nông sản Việt Nam trên các thị trường nước ngoài với giá cao ngập tràn trên báo chí thời gian gần đây. Nhãn, đặc sản của Việt Nam, hiện bán tại các siêu thị của Đức và Hà Lan với giá 430.000 – 490.000 đồng/kg, cao gấp 15 – 20 lần so với giá trong nước. Tháng 7/2021, hộp vải tươi 1kg của việt Nam được mua với giá 3.000 AUD, tương đương 52 triệu đồng trong phiên đấu giá vải tại Úc. Tại Nhật Bản và Pháp, vải được bán với giá 350.000 – 500.000 đồng/kg. Tại Úc, xoài có giá 300.000 đồng/kg và gừng đông lạnh có giá 850.000 đồng/kg. Gần đây nhất, báo chí trong nước báo cáo 1 lô 45 tấn sầu riêng xuất khẩu và đang trên đường tới Úc, với giá thấp nhất là 20 – 25 AUD/kg, tương dương 340.000 – 425.000 đồng/kg sầu riêng tách vỏ ăn liền.

Bộ trưởng Hoan cho biết khi còn là lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đã xuất khẩu container xoài đầu tiên sang Mỹ với mức giá cao. “Người Việt Nam ở nước ngoài chụp ảnh xoài Đồng Tháp trong các siêu thị ở nước ngoài. Chúng tôi thấy những trái cây khác như vải, nhãn và thanh long bán với giá rất cao. Đây là tin vui nhưng tôi vẫn chưa hài lòng”, ông Hoan lên tiếng. Trong cuộc họp trực tuyến với 27 đại sứ Việt Nam tại EU vào ngày 27/10, ông thừa nhận phần lớn sả phẩm được bán tại các cửa hàng châu Á. Ông cho biết trong chuyến thăm châu Âu chính thức gần đây của ông cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông được các đại sứ cho hay thanh long Việt Nam chủ yếu được bán tại các cửa hàng có chủ là người Thái Lan, hoặc được tiêu thụ trong cộng đồng người Việt Nam. Ông cho rằng Việt Nam cần đưa nông sản vào các mạng lưới phân phối chính thức tại các thị trường này. “Chúng tôi rất vui mừng trước gá bán cao nhưng cần triển khai chính sách phù hợp, có thể mất nhiều năm để xâm chiếm các thị trường quốc tế, không phải chỉ vài lô hàng xuất khẩu của một vài doanh nghiệp”.

Một đại sứ cho biết nông sản Việt Nam chỉ chiếm 1% nhập khẩu nông sản của thị trường EU và phần lớn bán trong các cửa hàng của người châu Á. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nhấn mạnh rằng Việt Nam đang làm tốt các chiến dịch truyền thông nhưng không nên ảo tưởng về việc xâm chiếm thị trường thế giới khi chỉ có thể xuất khẩu một số sản phẩm ra thị trường toàn cầu.

Theo VNA

Admin

Thời tiết khắc nghiệt tại Trung Quốc làm giảm sản lượng nông sản, giá cả tăng vọt

Bài trước

Ấn Độ tăng giá nông sản khi chính phủ của ông Modi cố gắng lấy lòng nông dân

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả