0

Một bộ phận nông dân và các nhà phân phối dè dặt khởi động lại kinh doanh nghĩa là Việt Nam có thể đối mặt tình trạng thiếu thực phẩm tại một số nơi, với mức độ phủ vắc xin và di chuyển tự do có điều kiện được coi là cửa thoát hiểm.

Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NNPTNT, có toàn quyền chỉ đạo việc tái sản xuất các mặt hàng nông nghiệp quan trọng để tránh bất kỳ nguy cơ thiếu lương thực nào trong những tháng cuối năm. Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 2,8% trong năm 2021 và duy trì giá trị xuất khẩu đạt 44 tỷ USD. Trong bối cảnh này, ngành nông nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài phụ thuộc vào chăn nuôi và thủy sản – 2 lĩnh vực vẫn còn dư địa tăng trưởng. Tuy nhiên, thiếu lao động được tiêm vắc xin và chi phí vận chuyển cao như hiện nay có thể sẽ kìm hãm tăng trưởng cao trong quý 4. Luồng hàng hóa đình trệ và nông dân mất động lực sản xuất là những vấn đề mà tổ công tác 970 của Bộ NNPTNT đã báo cáo lên thủ tướng hồi tháng 9 vừa qua.

Theo báo cáo, chuỗi sản xuất nông nghiệp chịu tác động nặng nề của việc đóng cửa tạm thời nhiều nhà máy chế biến thủy sản. Tại miền Nam, khu vực chiếm tới 65% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhiều công ty rơi vào tình cảnh khó khăn. Bô NNPTNT ước tính công suất của các nhà chế biến thủy sản tại khu vực này giảm mạnh tới 60 – 70%. Trng khi đó, thị trường thịt lợn trị giá 10 tỷ USD vẫn rất phân tán. Trong tháng 9/2021, Masan MEATLife đã bàn thảo lại kế hoạch tái cấu trúc với các cổ đông, dẫn tới sự phân chia mảng kinh doanh TACN và cho phép công ty chuyển đổi nền tảng kinh doanh sang tập trung vào thịt có thương hiệu. Trong khi đó, mục tiêu của Dabaco là trở thành doanh nghiệp tỷ đô trong 5 năm tới trở nên xa vời hơn khi lợi nhuận quý 3/2021 của công ty giảm tới 64% so với cùng kỳ năm 2020.

Tình hình thị trường quý 4/2021 không cho thấy những dấu hiệu cải thiện cho tới nay, và Bộ NNPTNT ghi nhận tiêu dùng thực phẩm giảm tới 30 – 40%. Tiêu dùng thịt gà công nghiệp giảm tới 70%, trong khi giá bán thịt lợn và lợn thương phẩm tiếp tục duy trì ở mức thấp. Các lệnh hạn chế di chuyển nhằm kiểm soát đại dịch tại tỉnh Đồng Nai trong suốt quý 3 đã khiến nhiều hộ gia đình bán sớm đàn lợn để cắt lỗ. Tuy nhiên, động thái này tác động lên quy trình nuôi và làm chậm lại quá trình phục hồi quy mô chăn nuôi. Một điểm quan trọng cần giải quyết là nhập khẩu thịt lợn tiếp tục tăng do Việt Nam vẫn đang thâm hụt cung – cầu, bất chấp việc chăn nuôi lợn quy mô lớn tại việt Nam đã phục hồi gần bằng mức trước khi dịch tả lợn bùng nổ. Nhưng bất chấp những diễn biến này, trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam vẫn nhập khẩu tới 125.600 tấn thịt lợn, chủ yếu từ Nga, Đức và Ba Lan, theo thông tin từ Bộ NNPTNT. Đảm bảo an ninh lương thực vẫn là thách thức lớn nhất cho Việt Nam, dù là một trong những xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Ngành thủy sản cũng đang gặp khó khăn – Nam Miền Trung, một trong những công ty tôm lớn nhất Việt Nam, đang hạn chế di chuyển nhân lực giữa 7 khu sản xuất tại các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Ninh Thuận và một văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh do các quy định kiểm dịch. “Gây khó khăn cho di chuyển người giữa các tỉnh, bất chấp thực tế là họ đã tiêm 2 mũi vắc xin, khiến việc phủ vắc xin trở nên không còn ý nghĩa”, theo tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Anh. Tại miền Nam, nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị bước vào mùa sản xuất cao điểm để phục vụ các kỳ nghỉ tết Nguyên đán sắp tới nhưng vẫn lo lắng về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết tình trạng thiếu lao động đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở các doanh nghiệp quy mô lớn. Nhiều doanh nghiệp không đủ hàng để giao theo các đơn hàng đã nhận do không đủ công nhân thu mua nguyên liệu thô và duy trì sản xuất. Hiện chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm rất cao do nhiều doanh nghiệp hiện vẫn phải vận hành theo mô hình cho nhân viên làm việc tại nhà, các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh nói chung và tiếp tục thanh toán lương cho các nhân lực hiện nghỉ việc, ông Nam cho hay.

Việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg từ năm 2020 để chống lại COVID-19 tại các tỉnh thành miền nam dẫn tới tắc nghẽn lưu thông gạo và các hàng hóa khác từ nơi sản xuất nguyên liệu tới các nhà máy, tới các cảng xuất khẩu. Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT ước tính lượng thu mua lúa hè thu sẽ giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2020. Hơn nữa, lượng hàng hóa tắc trong kho cũng ảnh hưởng rất lớn tới vận hành, trong khi những khó khăn về vận chuyển làm chậm tốc độ xuất khẩu. Ví dụ, các kho gạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam lên tới 118.000 tấn tính tới cuối tháng 8/2021. Bộ NNPTNT yêu cầu chính phủ cho phép thu mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu để nông dân có thể chắc chắn về sản xuất vụ thu đông.

Theo Cục Trồng trọt, tổng diện tích xuống giống vụ hè thu năm 2021 trên toàn miền Nam là 1,6 triệu ha. Sản lượng lúa vụ hè thu ước đạt 9,03 triệu tấn, tăng 120.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Trong vụ thu đông năm 2021 tại ĐBSCL, đã có 700.000ha đất được xuống giống, dự kiến cho thu hoạch khoảng 3,8 triệu tấn.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc