0

“Thương lái hôm qua đồng ý mua lợn hơi ở mức giá 30.500 đồng/kg nhưng hôm nay họ đã hạ giá xuống còn 29.500 đồng/kg”, theo ông Hoàng Văn Chung, một nông dân chăn nuôi lợn tại Tuyên Quang cho biết. Ông Chung sở hữu trang trại nuôi 1.600 con lợn tại huyện Sơn Dương. Thông thường, ông chi ra 5,3 triệu đồng để nuôi lợn đạt kích cỡ thương phẩm 1,3 tạ. Chi phí sản xuất của ông thấp hơn so với những nông dân khác do ông có thể sản xuất con giống. Chi phí sản xuất có thể lên tới 6,5 triệu đồng nếu nông dân phải mua con giống.

Tuy nhiên, ông Chung vẫn chịu thua lỗ do giá thịt lợn đang giảm mạnh. Ngày 14/10, ông bán 30 con lợn với giá 29.500 đồng/kg và lỗ 2,35 triệu đồng/con. Với 300 con lợn đã bán từ đầu tháng 10, ông đã gánh khoản lỗ 600 triệu đồng. “Với mức giá thấp hiện nay, những người bán TACN từ chối thanh toán theo phương thức khấu trừ vì họ sợ nông dân thua lỗ sẽ không có đủ tiền để trả TACN. Do đó, nông dân phải bán lợn ngay, ở bất cứ mức giá nào”, ông Chung giải thích. “Tình hình hiện nay giống hệt như cuộc khủng hoảng giá năm 2017”.

Ông Nguyễn Công Bắc, chủ một trang trại chăn nuôi lợn tại Chiêng Sình, Sơn La, cũng than phiền rằng ông phải bán 500 con lợn 2 ngày trước đây với mức thua lỗ, chỉ 30.000 đồng/kg thịt lợn hơn. Tuy nhiên, giá bán trong những ngày sau đó còn thấp hơn. “Với mức giá hiện nay, tiền từ doanh thu bán lợn không đủ để trả tiền cám”, ông cho biết thêm đã lỗ 3 tỷ đồng trong tháng 10 này và tổng cộng 5 tỷ đồng nếu cộng cả mức thua lỗ tháng 9. Trong khi giá lợn giảm mạnh, giá TACB tiếp tục tăng. Giá bán hiện nay 30.000 đồng/kg chỉ tương đương mức giá 17.000 đồng/kg hồi năm 2017.

Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán xác nhận tình trạng giá giảm mạnh. Ngày 14/10, giao dịch có mức giá tốt nhất trong tỉnh là 40.000 đồng/kg, trong khi các giao dịch khác phổ biến trong khoảng 35.000 – 37.000 đồng/kg. Giá TACN tăng tới 40%, đẩy chi phí sản xuất tăng cao. Do đó, nông dân thua lỗ tới 2 triệu đồng trên mỗi con lợn bán ra”. Ông Đoán ước tính hàng trăm ngàn con lợn quá cân vẫn chưa được tiêu thụ tại thủ phủ chăn nuôi là Đồng Nai. Trước đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai cung cấp 3.000 – 4.000 con lợn tới thành phố này hàng ngày. Con số này giảm xuống chỉ còn 1.000 con mỗi ngày, tức Đồng Nai có khoảng 2.000 – 3.000 con lợn dôi dư hàng ngày. “Lợn cỡ 1 – 1,1 tạ dễ bán hơn nhiều so với lợn 1,3 tạ”.

Theo VNS

Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt