Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo các thị trường Mỹ và châu Âu sẽ có nhu cầu nhập khẩu tôm mạnh vào dịp cuối năm.
Ông Lê Văn Quang, chủ tịch hội đồng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết tập đoàn đã ký nhiều hợp đồng với các đối tác để cung cấp tôm từ này tới cuối năm. Hiện các nhà máy của công ty hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ nguồn cung tôm cho khách hàng. Các thị trường xuất khẩu có nhu cầu cao đối với tôm cỡ lớn, loại 10 – 30 con/kg. Nếu nông dân thu hoạch vào tháng 11, tôm sẽ được xuất khẩu tốt sang các thị trường châu Âu và Mỹ. Sau tháng 11, tôm sẽ được bán sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, theo ông Quang cho hay. Giá bán tôm cỡ 30 con/kg hiện ở mức 195.000 – 198.000 đồng/kg nên nông dân có thể thu lợi nhuận 50 – 60 triệu đồng/tấn tôm,
Theo ông Võ Quân Huy, chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thạnh tại tỉnh Sóc Trăng, các nhà sản xuất và giao dịch tôm tại tỉnh cho hay họ đang có các kết quả tích cực trong xuất khẩu tôm. Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tôm sang mỹ đạt 584,5 triệu USD, tăng 34% và sang EU đạt 320 triệu USD, tăng 26% trong cùng kỳ so sánh.
Tuy nhiên, sản xuất tôm trong nước đang đối mặt nhiều khó khăn, theo Tổng cục Thủy sản. Các cơ sở sản xuất tôm tại các tỉnh miền Nam giảm sản lượng tới 30 – 40% từ đầu tháng 7 và giảm tới 50% từ ngày 15/8. Một số cơ sở thậm chí còn đang phải tạm ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu thụ tôm hiện bị ngưng trệ do các siêu thị và cửa hàng phải thực hiện các biện pháp giãn cách hoặc đóng cửa.
Một số nhà máy chế biến tôm phải ngừng hoạt động hoặc triển khai mô hfnh 3 tại chỗ, từ sản xuất, ăn nghỉ tại nhà máy, nên công suất giảm, dẫn tới rủi ro chuỗi cung ứng tôm nội địa bị đứt gãytrong khi nhu cầu tôm trên thị trường thế giới đang tăng. Ông Quang từ Minh Phú cho biết rất khó vận chuyển tôm tới các nhà máy chế biến. Khó khăn trong tiêu thụ tôm dẫn tới tình trạng nông dân sẽ không có kế hoạch tái sản xuất. Đồng thời, quý 4 thường là thời gian ghi nhận nhu cầu tôm ở mức cao nên tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng tôm nguyên liệu dự báo sẽ xảy ra.
Một đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho biết trong những tháng cuối năm 2021, Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội nên có đánh giá và dự báo về thị trường tiêu thụ bởi hiện có rất ít thông tin. Một đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết các cơ quan nhà nước cần có các giải pháp hiệu quả hơn để quản lý giá TACN và cân nhắc đề xuất giảm 10 – 30% hóa đơn điện cho nông dân nuôi tôm. Đồng thời, cần có các khoản cho vay cho các nhà máy chế biến và các nhà cung cấp đầu vào. Tổng cục Thủy sản cho iết hoạt động sản xuất đang có xu hướng giảm do các doanh nghiệp thu mua, chế biến và cung cấp nguyên liệu đâu vào đang tạm thời ngừng hoạt động do COVID-19. Do đó, nguồn cung tôm dự báo giảm trong những tháng cuối năm 2021.
Giữa bối cảnh COVID-19, nông dân cần tham gia vào các chuỗi sản xuất để vượt qua khó khăn. Các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích thu mua tôm từ nông dân. Đồng thời, các thương nhân và các nhà máy chế biến thủy sản cần tiếp tục thu mua tôm, không ép gia snông dân vào thời điểm nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Tổng cục cũng khuyến khích các địa phương tăng cường các biện pháp khuyến khích nông dân tiếp tục sản xuất tôm nước lợ, giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô cho chế biến và xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022.
Theo VNS
Bình luận