Theo báo cáo từ Thai Zhonghua Daily, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit ngày 18/8 đã thông báo các vấn đề an toàn xoay quanh nhập khẩu nhãn và sầu riêng Thái Lan vào Trung Quốc đã được giải quyết. Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra an toàn nghiêm ngặt hơn trong toàn chuỗi nhập khẩu, nước này sẽ không cấm nhập khẩu bất cứ loại trái cây nào từ Thái Lan.
Các quan ngại về an toàn dịch bệnh nổi lên là nguyên nhân dẫn tới thông báo trên khi phía Trung Quốc phát hiện rệp son trong một số lô hàng nhãn nhập khẩu từ Thái Lan. Ngày 13/8, các nhà chức trách Trung Quốc thông báo cấm nhập khẩu nhãn từ 66 công ty Thái Lan hiện xuất khẩu loại trái cây này. 1 ngày sau đó, ngày 14/8, một loạt kết quả kiểm tra RNA virus corona đối với sầu riêng Thái Lan nhập khẩu vào tỉnh Quảng Tây có kết quả dương tính. Các thông tin trên khiến Thái Lan hết sức lo ngại khả năng sầu riêng Thái Lan cũng bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc.
Sau một vài ngày thảo luận, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit vào ngày 18/8 thông báo các vấn đề sẽ được giải quyết. Phía Trung Quốc đã phê chuẩn các biện pháp kiểm soát côn trùng sửa đổi do chính phủ Thái Lan đề xuất và tới ngày 17/8, họ đã cho phép 50 cơ sở đóng gói nhãn Thái Lan với mức nhiễm côn trùng thấp nhất được nối lại xuất khẩu nhãn sang Trung Quốc. Nếu các biện pháp sửa đổi phát huy tác dụng, 16 cơ sở đóng gói còn lại sẽ được phép tiếp tục xuất khẩu nhãn sang thị trường Trung Quốc. Đối với sầu riêng, Trung Quốc chưa thông báo cấm nhập khẩu sầu riêng Thái Lan hay ban hành bất cứ cảnh báo nào tới các nhà xuất khẩu sầu riêng Thái Lan. Mặc dù Trung Quốc không cấm nhập khẩu trái cây Thái Lan nhưng các nhà chức trách nước này sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra ngay đối với virus corona, tiến hành trên các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là trái cây.
Mặc dù lệnh cấm tạm thời của Trung Quốc lên nhãn Thái Lan chỉ diễn ra trong 4 ngày, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan, cũng như các tác nhân trong ngành, tiếp nhận vấn đề hết sức nghiêm túc. Các nhà chức trách tại Việt Nam cũng đang theo dõi sát sao và toàn diện sự cố này.
Theo ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục BVTV thuộc Bộ NNPTNT, rệp son là một loại côn trùng vật hại nông nghiệp phổ biến tại Việt Nam và có thể gây tác động tiêu cực lên sản xuất và kinh doanh hàng loạt các loại trái cây, bao gồm nhãn và thanh long. Ông kêu gọi tất cả các khu vực sản xuất ứng dụng các biện pháp ngăn ngừa kiểm soát sâu bệnh, vật hại một cách hiệu quả và khả thị, đặc biệt kêu gọi các vùng sản xuất đã được cấp mã xuất khẩu triển khai các chiến lược kiểm soát chất lượng đất nghiêm ngặt để đảm bảo trái cây xuất khẩu không mang theo bất cứ sinh vật hữu cơ gây hại nào mà các nhà chức trách hải quan Trung Quốc đang cảnh báo, như rệp son và nhặng trái cây. Ông Hoàng Trung cũng khuyến nghị bất cứ vùng trồng nào phát hiện bùng phát các loại vật hại này cần phải chủ động tạm ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo Produce Report
Bình luận