Thực phẩm và Đồ uống

Thị trường nước ngoài ưa chuộng nông sản Việt Nam

0

Với tham vọng thu phục thị trường thế giới với các sản phẩm “make-in-Vietnam”, các doanh nghiệp trong nước đã mang nhiều sản phẩm đậm bản sắc Việt Nam tới tham gia sâu vào các chuỗi phân phối và cung ứng toàn cầu. Nhiều chủ doanh nghiệp khẳng định rằng họ đang đi đúng hướng và đạt những thành công ban đầu trong thâu tóm thị phần trên thị trường thế giới.

Câu chuyện của công ty Duy Anh là một ví dụ điển hình. Ông Lê Duy Toàn, CEO của công ty Duy anh, kể từ những năm đầu tiên ông du học tại Mỹ, ông đã thấy rất nhiền đặc sản Việt Nam. Đó thậm chí là những sản phẩm truyền thống chỉ có thể sản xuất tại Việt Nam, như bánh tráng, phở, và bún. Tuy nhiên, trong hệ thống siêu thị tại Mỹ, các sản phẩm này có xuất xứ từ các nước khác, như Thái Lan và Trung Quốc. Vì thế, ông ấp ủ giấc mơ mang các sản phẩm Viêt Nam, với các thương hiệu Việt Nam vào các hệ thống siêu thị tại Mỹ. Tuy nhiên, nếu công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm mà không hiểu rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng và khẩu vị người tiêu dùng, các đối tác sẽ không bao giờ chấp nhận các sản phẩm này. Do đó, ông lựa chọn giải pháp làm thuê các sản phẩm cho các công ty Nhật Bản. Đây là nền tảng để ông tiếp cận nhanh chóng và hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng và bao bì sản phẩm. Đồng thời, ông có thể thu thập thông tin về khẩu vị khách hàng trên mỗi thị trường làm nền tảng để phát triển các sản phẩm thương hiệu Việt Nam.

Hiện nhà máy của công ty Duy Anh có công suất khoảng 800 tấn hàng hóa mỗi ngày, và các sản phẩm khác đa dạng, bao gồm bún dưa hấu, bún thanh long, bánh tráng trắng, bánh tráng nâu, phở và bún miến các loại. Theo ông Lê Duy Toàn, toàn bộ các dây chuyển sản phẩm sản xuất bởi công ty sử dụng các nguồn nguyên liệu nông sản nội địa. Các sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Thị trường Mỹ là thị trường chính với khoảng 20 container hàng hóa mỗi tháng. Đặc biệt, từ đầu năm tới nay, công ty đã mở rộng sang nhiều thị trường mới như tại Trung Đông và Bắc Âu.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam xuất hiện và họ đã lan tỏa các thương hiệu Việt Nam tới nhiều thị trường trên thế giới. Đồ uống từ chanh dây của CTCP Nafood là một ví dụ điển hình. Chanh dây là loại cây rất phổ biến tại Tây Nguyên, đặc biệt là tại Gia Lai. Do chanh dây phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu thô, giá loại nông sản này biến động rất mạnh, dao động trong khoảng 2.000 đồng/kg. Thi thoảng, giá chanh dây có thể giảm xuống chỉ còn 500 đồng/kg. Do đó, nông dân không quan tâm tới trồng loại quả này. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, CEO của Nafood cho biết tình hình thay đổi sau khi công ty chế biến loại trái cây này thành một loại đồ uống đặc sản được ưa chuộng tại các thị trường Mỹ và châu Âu. Hiện Nafood đang hợp tác với nông dân để hình thành các vùng chuyên canh chanh dây, đồng thời đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến chanh dây ngay tại vùng nguyên liệu.

Ở quy mô lớn hơn, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đưa sữa và các sản phẩ sữa tới hơn 50 thị trường trên toàn cầu, bao gồm hợp đồng xuất khẩu bộ ba các sản phẩm sữa hạt là sữa đậu nành, sữa hạt óc chó và sữa hạt đậu đỏ, trị giá 1,2 triệu USD sang thị trường Hàn Quốc. Đây là các sản phẩm “make in Vietnam” toàn diện, từ các nguồn nông sản nội địa. Theo đại diện của Vinamilk, Hàn Quốc được xem là thủ phủ của ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là các đồ uống dinh dưỡng. CÁc doanh nghiệp nước ngoài thường không thể thâm nhập vào thị trường này do khó cạnh tranh với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Sự thành công của Vinamilk khi xuất khẩu sang thị trường này đã gián tiếp xác nhận lợi thế và giá trị cao của các sản phẩm nông sản Việt Nam, góp pahàn mở ra một định hướng vững chắc và tự tin cho các sản phẩm nông sản Việt Nam trong tương lai gần.

Xây dựng các thương hiệu quốc tế cho hàng hóa Việt

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nông sản rất dồi dào và đa dạng. Thực trạng xuất khẩu nông sản thô trong thời gian dài làm giảm giá trị nông sản Việt Nam. Đặc biệt, người tiêu dùng quốc tế đang định vị sai các nông sản Việt Nam. Chiến lược xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam trên các thị trường quốc tế do Bộ Công thương triển khai năm 2017 đã tạo ra hiệu ứng tích cực. Các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam dần giành được vị thế cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Nhờ đó, vị thế hàng hóa Việt Nam đang ngày càng được khẳng định và vững chắc trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để tạo ra hướng đi bền vững hơn cho nông sản Việt Nam, bên cạnh chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, chính phủ cần có kế hoạch phát triển các vùng nguyên liệu thô. Theo đó, các vùng trồng nguyên liệu thô phải đáp ứng các tiêu chí như thổ nhưỡng phù hợp, các thế mạnh của mỗi tỉnh và trồng quy mô lớn, để ổn định nguồn nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp. Đối với quản lý thị trường, cần phải thắt chặt quy định xuất xứ hàng hóa và xử lý nghiêm tình trạng hàng hóa chất lượng thấp và giả mạo dán nhãn các thương hiệu Việt Nam, chống lại các doanh nghiệp nước ngoài vi phạm các quyền tài sản trí tuệ của các thương hiệu Việt Nam và nông sản cần được bảo vệ bằng chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, các nhà chức trách cần thúc đẩy tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ về đăng ký các quyền tài sản trí tuệ, nhãn hiệu và thương hiệu. Đây là nền tảng để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tranh giành mua bán hàng Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế, trong đó các doanh nghiệp làm ăn chính đáng lại bị thiệt hại nặng nề nhất. “Ngoài ra, bất chấp cùng loại sản phẩm, khẩu vị người tiêu dùng tại mỗi thị trường đều khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp nên chủ động thu thập các thông tin để có chiến lược phù hợp trong chuẩn bị và chế biến sản phẩm của họ. Quan trọng hơn, cần phải nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới. Nông sản Việt Nam rất dồi dào và đa dạng. Phát triển các sản phẩm mới nghĩa là phát triển các cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Lê Duy Toàn nhấn mạnh.

Theo SGGP

Admin

Nông dân Việt Nam trúng số khi giá nông sản tăng

Bài trước

Xuất khẩu nông sản Việt sang Anh tiếp tục chuyển biến tích cực

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc