Rau quả

Vải và cuộc cách mạng nông nghiệp tại Việt Nam

0

Nông dân tại tỉnh Hải Dương đạt doanh thu 1.600 tỷ đồng trong mùa vải năm 2021 – mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Nông dân tại tỉnh Bắc Giang đang trong những ngày cuối cùng của vụ vải năm nay, với doanh thu từ loại trái cây đặc sản này đạt gần 7.000 tỷ đồng.

Năm 2021, với tổng sản lượng gần 300.000 tấn, những người trồng vải đã không phải chịu cảnh đứng nhìn vườn vải không thể tiêu thụ, tắc nghẽn ở biên giới hay giá lao dốc như họ phải chứng kiến trong những năm trước. Loại trái cây này, ngoài được tiêu thụ trên thị trường nội địa, cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Singapore, Đài Loan và các nước khác với giá cao. Lần đầu tiên, vải trở thành mặt hàng nóng trên các nền tảng thương mại điện tử. Đây là kết quả ngoài dự kiến bởi mùa thu hoạch vải trùng với thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành tại Hải Dương và Bắc Giang trở thành tâm dịch với 5.625 ca mắc SARS-CoV-2 (tính tới ngày 1/7/2021).

Để có một vụ vải thành công nhất trong lịch sử, từ trước vụ thu hoạch, các nhà chức trách tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đã thu thập tất cả những thông tin cần thiết từ sản lượng và thời gian thu hoạch tới chủng loại vải để đề ra các kế hoạch hỗ trợ nông dân bán ra sản phẩm. Theo các chuyên gia, Hải Dương và Bắc Giang có một vụ vải thành công nhờ thông tin minh bạch và thu thập tốt thông tin từ sản xuất tới cung – cầu.

Sản lượng cao nhưng thông tin sản phẩm mù mờ

Theo báo cáo về sản xuất trong nửa đầu năm 2021 của Bộ NNPTNT, phần lớn các nhóm nông sản hàng hóa chính đều tăng sản lượng và một số còn đạt sản lượng cao kỷ lục. Trong nửa đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch, với tình trạng gián đoạn chuỗi cung – cầu cũng như nhiều nông sản sản xuất bội thu, giá nông sản giảm mạnh.

Tại các tỉnh miền nam Vĩnh Long và Đồng Tháp, giá khoai lang tím giảm hơn 20 lần từ cuối tháng 4 tới giữa tháng 6. Nông dân địa phương khóc ròng khi buộc phải bán khoai với giá chỉ 500 – 600 đồng/kg nhưng một lượng lớn khoai lang tím vẫn không thể tiêu thụ. Tương tự, giá mít Thái tại các tỉnh miền nam Tiền Giang và Đồng Nai lao dốc, giảm xuống chỉ còn vài ngàn đồng trên mỗi kg. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, giá bơ và xoài cũng giảm xuống chỉ còn vài ngàn đồng mỗi kg. Giá hành và ớt Vĩnh Chau giảm xuống mức thấp kỷ lục với hàng ngàn tấn không thể tiêu thụ.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết sản lượng nông sản đạt đỉnh nhưng chi phí sả xuất cũng rất cao. Đồng thời, các biện pháp để điều chỉnh và cân đối cung cầu chưa được triển khai hiệu quả. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm phát triển thị trường và xúc tiến thương mại thiếu năng lực dự báo nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Nông dân thiếu thông tin về nhu cầu thị trường trong khi thương nhân thiếu thông tin về nơi sản xuất, khó khăn trong việc kết nối nông dân với người tiêu dùng. Người tiêu dùng đối mặt với thông tin mù mờ về nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả nền nông nghiệp thiếu thông tin dẫn tới giá giảm mạnh, ông Hoan nhấn mạnh.

Xây dựng một lộ trình số cho các sản phẩm nông sản

Thiếu thông tin không chỉ xảy ra với khoai lang, hành hay mít, thanh long. Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, thiếu thông tin còn là vấn đề của ngành chăn nuôi nhiều năm qua, dẫn tới tình trạng mất cân bằng dai dẳng giữa sản xuất và nhu cầu thị trường, kéo theo giá các sản phẩm chăn nuôi luôn bất ổn.

Thứ trưởng Tiến cho rằng cần thiết lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp; khẩn trương phát triển dữ liệu quốc gia về sản xuất chăn nuôi; và áp dụng phần mềm để đảm bảo cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu chăn nuôi toàn quốc. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổng hợp, các bên liên quan có thể đưa ra đánh giá thực tế, dự báo công suất sản xuất và cung – cầu thị trường chăn nuôi để giúp điều tiết hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và người chăn nuôi.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết nông nghiệp Việt Nam cần “một lộ trình số cho nông sản”. Với lộ trình này, chúng ta có thể có thông tin chính xác về diện tích vùng sản xuất nguyên liệu, thời gian thu hoạch và sản lượng mỗi sản phẩm nông nghiệp tại mỗi vùng. Thông tin sẽ được phân tích, thống nhất và được đánh giá để trở thành một hệ thống hữu hiệu và minh bạch cho sử dụng rộng rãi. Hướng đi này sẽ giúp ngành nông nghiệp vượt qua tình trạng mù mờ hiện tại. Một khi có thông tin minh bạch, thông tin phân tích đa chiều với sự tham gia của chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ có một nền nông nghiệp minh bạch và thông minh. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ hiểu nhu cầu của thị trường về sản lượng, các tiêu chuẩn, các kênh phân phối và lưu thông; người tiêu dùng sẽ biết về nguồn gốc các sản phẩm nông sản; các trung tâm giao dịch sẽ biết khu vực sản xuất nguyên liệu vào thời gian cụ thể nên không phải đợi cho tới khi nông sản chuẩn bị thu hoạch mới tính tới phân phối, Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh.

Vụ vải tại các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương năm 2021 là bằng chứng cho thấy khi có thông tin minh bạch và rõ ràng về sản xuất và sản lượng, chúng ta có thể chủ động về tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu, bất chấp đại dịch. Tại cuộc họp trực tuyến chủ đề “Chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp và nông thôn” tổ chức hồi thagns 6. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã giao cho một số doanh nghiệp IT khẩn trương hỗ trợ Bộ NNPTNT xây dựng một “lộ trình số cho nông sản Việt Nam”.

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu 80% dữ liệu nông nghiệp được xây dựng và cập nhật trên cơ sở dữ liệu lớn với sự đóng góp từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Đây là bản đồ nông nghiệp số sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Theo VNS

Admin

Việt Nam trở thành nước xuất khẩu chuối lớn nhất sang thị trường Trung Quốc

Bài trước

Thái Lan chuẩn bị đặt tiêu chuẩn cho sầu riêng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả