0

Các báo cáo từ Thâm Quyến cho thấy lưu lượng hàng hóa hàng ngày tại cảng Yantian đã phục hồi phần nào trong những tuần gần đây, chạm mức xấp xỉ 24.000 TEU tính tới ngày 21/6. Mặc dù vận hành xử lý hàng hóa đã quay trở lại mức gần 70% công suất, tình trạng đóng cửa cục bộ và giảm công suất trước đó đã gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại cảng.

Dưới điều kiện thông thường, công suất xử lý container hàng ngày tại cảng Yantian có thể đạt 36.000 TEU. Cảng này chiếm hơn 1/3 lưu lượng xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Quảng Đông và 1/4 trong thương mại của Trung Quốc với Mỹ. Tính tới ngày 15/6, thời gian nằm cảng trung bình của các container xuất khẩu tại cảng Yantian đã dài gấp hơn 3 lần từ 7 ngày lên 23 ngày. Đồng thời, báo cáo của Bloomberg cho thấy hiện có 139 tàu container neo cảng. Trong 15 ngày đầu tháng 6, 298 tàu container với tổng công suất vượt 3 triệu container đã phải bỏ qua cảng Thâm Quyến thay vì gọi tới cảng. Trong 1 tháng, số tàu phải nhảy cảng tăng tới 300%.

Tình trạng tắc nghẽn hiện nay chủ yếu tác động lên thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, do số container vận tải Bắc Mỹ chiếm tới 40% nguồn cung của cảng. Sự đình trệ tại cảng Yantian cũng tạo ra hiệu ứng domino lên phân phối toàn cầu và các chuỗi cung ứng, đẩy hàng loạt các cảng lớn khác vào tình trạng căng thẳng hơn trước.

Dữ liệu từ nền tảng vận chuyển container Seaexplorer cho thấy 304 tàu đang đợi bến tại các cảng trên toàn cầu tính tới ngày 18/6, với ước tính 101 cảng gặp tình trạng tắc nghẽn. Các nhà phân tích ngành cho rằng cảng Yantian tích lũy 357.000 TEU trong 14 ngày, nghĩa là con số container bị kẹt đã vượt con số 330.000 TEU mà Ever Given chuyên chở bị kẹt tại kênh đào Suez tháng 3 vừa qua. Ngày 10/6, Composite World Container Index do Drewry tính toán tiếp tục tăng thêm 263 USD/container 40ft (4,1%), chạm mức 6.727 USD, tăng 299% so với cùng kỳ năm 2020 và neo ở mức 8.062 USD/container 40ft tính tới ngày 24/6.

Một trong nhiều ngành bị tác động mạnh bởi các vấn đề vận chuyển gần đây là ngành trái cây có múi Nam Phi mà tháng 6 là tháng thu hoạch cao điểm. Theo báo cáo tuần do Justin Chadwick, CEO of the Citrus Growers’ Association of Southern Africa, khu vực này đã đóng gói 45,7 triệu thùng trái cây có múi (xấp xỉ 45,7 triệu tấn) và vận chuyển 31 triệu thùng (465.000 tấn) tính tới ngày 11/6. Tuy nhiên, giá cước vận chuyển mà các nhà xuất khẩu gánh chịu chạm mức 7.000 USD, tăng 75% so với mức 4.000 USD trong cùng kỳ năm 2020, khiến biên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu này ngày càng ít ỏi, trong khi tình trạng chậm giao hàng càng khiến vấn đề thêm nghiêm trọng.

Các nhà vận chuyển Úc khuyến nghị rằng các công ty nội địa nên có kế hoạch xuất khẩu tới cảng tại miền nam Trung Quốc nên lên các kế hoạch rất căn cơ để chuyển tàu tới các cảng gần kề hoặc vận chuyển bằng đường hàng không. Một số loại trái cây tươi từ Chile cũng tới thị trường Trung Quốc qua cảng Yantian. Thứ trưởng Bộ Thương mại Chile Rodrigo Yáñez cho biết ông sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng miền Nam Trung Quốc.

Mặc dù cảng Yantian có khả năng khôi phục lại hoạt động bình thường vào cuối tháng 6, cước vận chuyển quốc tế dự báo tiếp tục tăng và tình hình sẽ không chuyển biến tích cực hơn tới sớm nhất là quý 4/2021.

Theo Produce Report

Admin

Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thực phẩm khi các biện pháp kiềm chế gây áp lực cho thị trường trong nước

Bài trước

Nông dân lương thiện nỗ lực chinh phục thị trường cho sản phẩm hữu cơ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc