0

Theo đại diện của Cục Hóa chất, giá phân bón sẽ tiếp tục tăng trong những tháng còn lại của năm 2021, chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng vọt.

Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tháng của Bộ Công thương, ông Lưu Hoàng Ngọc, cục phó Cục Hóa chất thuộc Bộ Công thương, cho biết: “Biến động giá phân bón năm 2021 tương tự năm 2008 và giá phân bón sẽ tiếp tục tăng từ nay cho tới cuối năm”. Nguyên nhân chính đẩy giá phân bón tăng là chi phí thuê container cao, trong khi các loại phân bón nhập khẩu, như diammonium phosphate (DAP), mono-ammonium phosphate (MAP) và urea, đều chủ yếu được vận chuyển bằng container. Hiện chi phí thuế container đã tăng 5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, nguồn cung tại Đông Nam Á giảm do nhiều nhà máy bước vào thời kỳ bảo trì. Giá nguyên liệu thô tăng trên thị trường thế giới nên giá các sản phẩm phân bón sản xuất trong nước cũng tăng vọt, theo Cục Hóa chất. Hiện Bộ NNPTNT đang quản lý hoạt động sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón hữu cơ và phi hữu cơ. Tuy nhiên, Bộ Công thương quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và thị trường nội địa, hợp tác chặt chẽ với Bộ NNPTNT để đảm bảo nguồn cung”, ông Ngọc cho hay.

Theo ông Lê Triều Dũng, giám đốc Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương, giá phân bón tăng từ đầu năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do tăng giá nguyên liệu thô cho sản xuất các loại phân bón DAP và MAP, trong đó giá sulfur đã tăng 2 lần và giá ammonia tăng 30%. Tuy nhiên, sau khi đánh giá cung cầu, Bộ NNPTNT và Bộ Công thương kết luận rằng nguồn cung phân bón đủ cho tiêu dùng nội địa. “Nguồn cung phân bón, đặc biệt là các loại phân bón DAP, vẫn đủ đáp ứng nhu cầu nội địa”, ông Dũng cho biết. “Cụ thể, nhập khẩu các loại phân bón DAP và MAP từ đầu năm tới nay tăng 50%, trong khi sản xuất nội địa tăng khoảng 30%”.

Ngoài ra, giá các loại phân bón DAP và MAP sản xuất nội địa hiện có giá 8 – 10 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá phân bón nhập khẩu 14 – 15 triệu đồng/tấn. Đây cũng là yếu tố giúp bình ổn thị trường nội địa. Trong tháng vừa qua, Bộ Công thương đã tiến hành các biện pháp phòng vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nội địa. Sau khi điều tra về phân bón nhật khẩu Bộ đã ban hành quyết định áp thuế với các sản phẩm này từ năm 2017.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ NNPTNT giám sát thị trường phân bón và có các biện pháp bình ổn thị trường.

Theo VNS

Admin

Thuế VAT 5% đối với phân bón để tạo thị trường công bằng hơn

Bài trước

Các nhà sản xuất phân bón vật lộn với giá giảm và chi phí tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón