Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tới nhờ kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 tại các nước nhập khẩu, theo tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe. Theo VASEP, sau khi triển khai tiêm vắc xin COVID-19, các hoạt động kinh tế và thương mại của nhiều nước bắt đầu phục hồi nên các nước này sẽ tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm cá tra.
Tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 600 triệu USD, tăng 10% so với cùngk ỳ năm 2020. Các thị trường xuất khẩu lớn của cá tra Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Thái Lan. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra đạt khoảng 27 triệu USD sang Brazil và 26 triệu USD sang Thái Lan, lần lượt tăng 38,7% và 8,5% trong cùng kỳ so ánh. “Tăng trưởng xuất khẩu sang Thái Lan, nước nhập khẩu cá tra lớn nhất trong khối ASEAN, là một tín hiệu tốt về tăng gia trị xuất khẩu cá tra vào khu vực này trong quý tới”, ông Hòe nhấn mạnh.
Ngoài ra, thị trường Mỹ cũng tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam từ đầu năm 2021, theo VASEP cho hay. Trong tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng 120% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 35 triệu USD. Từ cuối năm 2020, tồn kho cá tra trên thị trường Mỹ giảm xuống mức thấp. Trong khi đó, sản xuất cá tra nội địa cũng suy giảm. Do đó, Mỹ tăng nhập khẩu các sản phẩm cá tra đông lạnh từ đầu năm tới nay.
Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Hong Kong trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 146 triệu USD, chiếm gần 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra và thị trường này quay trở lại danh sách các thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021, theo VASEP cho hay.
Đại dịch tác động nghiêm trọng lên chiến lược bán hàng của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Bên cạnh giảm các hoạt động kinh tế do chính sách giãn cách xã hội tại nhiều nước, chi phí vận chuyển cao và thiếu hụt nghiêm trọng container rỗng cũng có tác động mạnh lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, VASEP nhận định. Tình hình này buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thay đổi các chiến lược bán hàng để giữ chân khách hàng và vượt qua khó khăn trong giai đoạn này, theo VASEP.
Ông Trương Tiến Dũng, tổng giám đốc CTCP Thương mại Thủy sản Sài Gòn (APT), xuất khẩu cá tra và các sản phẩm từ cá tra của công ty trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Để đạt kết quả này, APT phải chủ động thảo luận với khách hàng để sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu, thay vì chỉ cố gắng chào bán sản phẩm công ty đang sản xuất. Do đó, công ty thúc đẩy chế biến các sản phẩm mới từ cá tra và các loại cá da trơn khác.
Theo Ông Hằng Vân, phó tổng giám đốc CTCP Thủy sản Trường Giang tại tỉnh Đồng Tháp, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp tủy sản phải hay đổi phương thức giao dịch với các đối tác. Thay vì ký các hơp đồng CIF, theo đó các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới cảng tại nước nhập khẩu, các doanh nghiệp hiện ký các hợp đồng FOB, theo đó họ sẽ vận chuyển hàng hóa tới các cảng tại Việt Nam. Với phương thức này, các nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ cảng của nước xuất khẩu tới các nước nhập khẩu.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cũng dạ báo rằng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng từ nay tới cuối năm nhờ tăng nhu cầu tại các thị trường Mỹ và EU. Sau khi tăng trưởng 22% lên 749 triệu USD trong tháng 4/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 5/2021 tiếp tục tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020 lên 790 triệu USD. Giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 13%, đạt 3,27 tỷ USd. Mặc dù phục hồi kinh tế trên thị trường EU chậm hơn tại thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu dùng đang ghi nhận phục hồi do đại dịch đang dần được kiểm soát. Các nhà nhập khẩu tại châu Âu có xu hướng quan tâm hơn tới các nhà cung cấp thủy sản Việt Nam do các lợi thuế thuế quan mang lại từ EVFTA và nguồn cung nguyên liệu thô ổn định, theo VASEP. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2021 của Việt Nam tăng 30% lên 95 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 380 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với thị trường Mỹ, việc triển khai chương trình tiêm vắc xin COVID-19 cùng với gói kích thích kinh tế của chính phủ Mỹ đã kích thích sự phục hồi nhanh nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại thị trường này. Nhu cầu thủy sản tăng không chỉ trong ngành bán lẻ mà cả trong ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, và giải trí sau thời gian dài giãn cách xã hội do đại dịch. Thị trường có nhu cầu tăng đối với tôm, cá ngừ, cá hồi, cá tra, mực ống, bạch tuộc, cua và các loại thân mềm như nghêu và sò.
Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường có các thỏa thuận thương mại tự do cũng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm Úc (65%), Canada (12%) và Anh (17%). Các thị trường này được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2021 và các năm sắp tới.
Bình luận