0

Các nhà sản xuất TACN Việt Nam tìm đến các nguyên liệu thay thế ngô

Các nhà sản xuất TACN tại Việt Nam đang chuyển đổi các lựa chọn nguyên liệu khác để thay thế ngô do giá ngô cao và nguồn cung thấp. Các chuyên gia ngành chăn nuôi cho biết nhiều nhà sản xuất TACN lớn đang chuyển từ ngô sang lúa mỳ. Trong 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu lúa mỳ tăng hơn 20% lên 1,7 triệu tấn. Ngoài ra, các nhà sản xuất TACN nhỏ hơn đang thu mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp trong nước. Các nhà giao dịch TACN dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục và dự báo nhập khẩu lúa mỳ tiếp tục tăng.

Logistics nội địa là thách thức cho các nhà xuất khẩu thủy sản Indonesia

Người Indonesia đang tiêu thụ ngày càng nhiều thực phẩm đông lạnh do các sản phẩm này hiệu quả và tiện dụng. Nhu cầu tăng đòi hỏi một hệ thống phân phối tốt, theo chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Marketing Thủy sản Indonesia Budhi Wibowo. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thủy sản nước này đang gặp nhiều thách thức. “Các sàn thương mại điện tử không thể giao hàng liên khu vực. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển đường sắt, đường không hoặc bus đều cần lượng hàng hóa lớn và khá đắt đỏ, chưa kể tới chi phí đóng gói bảo đảm”, ông cho hay. “Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ để giải quyết vấn đề này.

Giá TACN tại Việt Nam tiếp tục tăng

Giá TACN tại Việt Nam sẽ tăng 10 – 15% trong tháng 6, theo Bộ NNPTNT. Đây là lần tăng giá thứ 8 kể từ tháng 11/2020 tới nay. Tổng mức tăng giá tới nay đã lên tới khoảng 35%. Để giảm tác động của giá TACN tăng, Cục Chăn nuôi đang khuyến khích các nhà sản xuất TACN sử dụng các nguyên liệu nội địa thay thế nhập khẩu. Cục Chăn nuôi dự báo nếu giá TACN tiếp tục tăng, sản xuất thịt trong nước sẽ giảm.

Vĩnh Hoàn được lòng thị trường nội địa với các sản phẩm tiện lợi

Đối diện nhiều khó khăn trên các thị trường xuất khẩu do COVID-19, tập đoàn Vĩnh Hoàn đã chuyển trọng tâm sang thị trường nội địa. Nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam đã phát triển BasaMaster, một dòng sản phẩm cá tra đông lạnh gồm 10 lựa chọn các sản phẩm nấu liền, tất cả đều được sản xuất từ nguồn cá tự nuôi của Vĩnh Hoàn. Các sản phẩm này sẽ được phân phối chủ yếu qua hệ thống phân phối của Sa Giang, một công ty mà Vĩnh Hoàn đã thâu tóm hồi đầu năm 2021.

Cargill phát triển hệ thống quản lý dầu để hỗ trợ ngành dịch vụ ăn uống

Cargill đã hợp tác với Frontline International để phát triển một hệ thống quản lý dầu khép kín, tự động, giúp các nhà vận hành dịch vụ ăn uống mang đến các sản phẩm chất lượng cao, đồng nhất với biên lợi nhuận hẹp. Giải pháp này nâng tầm trải nghiệm dịch vụ ăn uống của Cargill và chuyên môn về quản lý dầu, với thiết bị quản lý dầu thông minh của Frontline, mang đến cho các vận hành dịch vụ ăn uống cách tiếp cận khép kín, thông minh về quản lý dầu. Hệ thống Kitchen Controller là hệ thống đầu tiên trong một số giải pháp mà Cargill đang nghiên cứu để giúp ngành này giải quyết các thách thức, giúp định hình bếp nấu của ngành dịch vụ ăn uống trong tương lai, theo ông Mike Christensen, lãnh đạo mảng dịch vụ ăn uống cho mảng kinh doanh dầu ăn toàn cầu của Cargill.

Việt Nam khuyến khích sản xuất chăn nuôi

Chính phủ Việt Nam đang soạn thảo một nghị định mới về khuyến khích đầu tư vào sản xuất chăn nuôi. Khi được phê duyệt, nghị định mới sẽ thuận lợi hóa các dự án chăn nuôi mới với chính sách miễn thuế đất và miễn phí thuê bề mặt nước trong 11 – 15 năm đầu tiên cùng với mức giảm 50 – 70% thuế trong 5 – 7 năm tiếp theo. Đây là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi thích ứng với những khó khăn ngày càng lớn trong ngành nông nghiệp những năm gần đây và thực thi “Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 – 2030”, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xuất khẩu tôm Indonesia tăng 20% trong năm 2020

Theo chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Marketing Thủy sản Indonesia Budhi Wibowo, bất chấp đại dịch, trong năm 2020, xuất khẩu thủy sản của nước này tăng 20% lên 2,04 tỷ USD. Xuất khẩu tôm chế biến tăng vọt 40%. Lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng 20% với sản phẩm được ưa chuộng nhất là tôm tẩm bột. Indonesia là nước xuất khẩu tôm tẩm bột lớn nhất sang thị trường Mỹ trong năm 2020. “Chúng tôi khuyến khích các thành viên sáng tạo thêm nhiều sản phẩm tôm nấu liền và ăn liền”.

Perindo tăng xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam

Công ty thủy sản thuộc sở hữu nhà nước Indonesia Perindo đặt mục tiêu tăng xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam trong năm 2021 do nhu cầu cao. Giám đốc điều hành Perindo Raenhat Tiranto Hutabarat tiết lộ mục tiêu xuất khẩu hàng tháng sang 3 nước này là 885.000 USD. “Chúng tôi sẽ cải thiện các nhà máy chế biến để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng từ ba nước này. Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu điều kiện tương tự”.

Theo Asian Agribiz

Admin

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2023

Bài trước

Ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu ghi nhận chi phí sản xuất giảm nhờ giá TACN giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc