0

Việt Nam có kế hoạch mở rộng diện tích trồng xoài và tăng sản lượng xoài để đạt giá trị xuất khẩu 650 triệu USD, tận dụng nhu cầu thế giới đối với xoài đang ngày càng tăng.

Theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT, năm 2020, xuất khẩu xoài Việt Nam đạt 180 triệu USD, chiếm 1,15% thị phần xuất khẩu toàn cầu; trong đó Trung Quốc chiếm gần 152 triệu USD. Việt Nam cũng xuất khẩu xoài sang Nga, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Úc và Nhật Bản.

Ông Nguyễn Đình Tùng, chủ tịch tập đoàn Vina T&T, xuất khẩu xoài từ năm 2019, cho hay công nghệ bảo quản của công ty ông giúp kéo dài thời gian sử dụng xoài tới 1 tháng và các thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam đã ký kết giúp thuận lợi hóa đưa xoài vào nhiều thị trường mới. Xoài có thể được trồng quanh năm mà không thay đổi nhiều về chất lượng, giúp công ty ông dễ dàng ký các hợp đồng xuất khẩu.

Việt Nam có khoảng 87.000ha diện tích trồng xoài với gần 50% diện tích này tập trung tại ĐBSCL. Tỉnh Đồng Tháp xác định xoài là một trong những nông sản chính trong kế hoạch cải cách nông nghiệp của tính. Tỉnh Đồng Tháp là tỉnh sản xuất xoài lớn nhất ĐBSCL, sử dụng các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến và chế biến xoài tươi phục vụ cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Ông Phạm Thiên Nghĩa, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết tỉnh hiện có diện tích trồng xoài hơn 12.000ha, phần lớn tập trung tại huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh. Giống xoài Hòa Lộc chiếm 70% sản lượng và xoài Cát Chu chiếm 20% - 2 loại xoài đặc sản có nhuc ầu cao. Đồng Tháp lên kế hoạch tăng diện tích trồng xoài lên hơn 35.000ha từ mức 33.000ha hiện nay với trọng tâm là các phương pháp canh tác thân thiện môi trường và phát triển các chuỗi giá trị. Tỉnh cũng có kế hoạch tăng cường truy xuất nguồn gốc các loại trái cây và dịch vụ du lịch miệt vườn. Tỉnh hy vọng có 928ha diện tích trồng tráic ây theo các tiêu chuẩn VietGAP và 53ha diện tích trồng trái cây theo các tiêu chuẩn GlobalGAP. Bên cạnh xoài, nhãn và các loại trái cây có múi là các nông sản chính, được trồng trên diện tích lớn, tập trung của tỉnh.

Theo kế hoạch tái cấu trúc ngành nông nghiệp tỉnh, nhiều nông dân có năng suất lúa thấp đã chuyển sang trồng cây ăn quả và áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cùng các kỹ thuật tiên tiến để sản xuất trái cây chất lượng cao dành cho xuất khẩu. Chính phủ mong muốn các tỉnh ĐBSCL đăgn ký mã vùng trồng xoài, thúc đẩy các thực hành nông nghiệp an toàn và tiến hành các kiểm định thường xuyên đối với các cơ sở chế biến và đóng gói.

Theo VNS

Admin

Xoài Trung Quốc đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng

Bài trước

Các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu xoài chế biến sang Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả