0

Bộ NNPTNT vừa quyết định thành lập một nhóm công tác liên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu thụ nông sản, đặc biệt là tại cửa khẩu giữa bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tại hội nghị trực tuyến hồi cuối tuần trước, thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết nhóm công tác bao gồm các thành viên đến từ Bộ NNPTNT, Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Bộ NNPTNT cho hay sản xuất nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2021 đang phục hồi, trong khi thị trường đầu ra cũng mở rộng, với ước tính giá trị xuất khẩu đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ NNPTNT kỳ vọng nhóm công tác sẽ giúp các địa phương sản xuất nông nghiệp mạnh, đặc biệt là có nông sản sản xuất quy mô lớn sắp tới kỳ thu hoạch, và nông dân, HTX, doanh nghiệp đẩy nhanh tiêu thụ nông sản. Ông Nam đề xuất Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin kịp thời về các thị trường tiêu dùng và các điều chỉnh chính sách trên các thị trường khác để Việt Nam có thể nhanh chóng thích ứng. “Bộ NNPTNT sẽ đề xuất các nhà chức trách Trung Quốc đưa ra các biện pháp kịp thời để dỡ bỏ khó khăn cũng như hợp tác và hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất để xúc tiến thương mại và tăng trưởng thương mại hàng hóa”, ông cho hay.

Việt Nam nhiều nông sản xuất khẩu theo mùa và thường đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực tiêu thụ trong mùa thu hoạch. Nhiều nông sản như vải, nhãn và thanh long đối mặt với rủi ro hư thối nếu quy trình xuất khẩu tại cửa khẩu bị chậm trễ do hệ thống logistics kho lạnh của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Việt Nam có 48 kho lạnh để bảo quản nông sản và thủy sản với tổng công suất 2 triệut ấn hàng hóa nhưng không để đáp ứng nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản để phục vụ chỉ riêng nhu cầu tại ĐBSCL.

Ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường, cho biết phần lớn các địa phương trồng vải sẽ sớm thu hoạch và các cơ quan quản lý, các lực lượng liên ngành, các địa phương trồng vải và các tỉnh giáp biên giới cần phát triển nhiều kế hoạch tiêu thụ với nhiều kịch bản khác nhau. Sản lượng vải năm 2021 tại các tỉnh Bắc Giag, Hải Dương và Hưng Yên ước đạt 250.000 tấn trong năm 2021 và một nửa sản lượng này dự kiến được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết tỉnh đã xây dựng một số kịch bản cho tiêu thụ vải ở các bối cảnh diễn biến dịch bệnh khác nhau. Tỉnh sẽ kết nối với các doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, các siêu thị và sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Ông Tuấn đề xuất Bộ NPNTNT và Cục BVTV gửi chuyên viên tới tỉnh để hỗ trợ quy trình xuất khẩu vải sang Nhật Bản. Ông cũng đề xuất Bộ Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp, các đơn bị phân phối và các chợ bán buôn về tiêu thụ sản phẩm, đề xuất Văn phòng Chính phủ và Bộ Ngoại giao hỗ trợ thương nhân Trung Quốc tới mua vải.

Ông Phan Văn Chính, cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, cho biết: “Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam, bao gồm vải, nhãn và thanh long. Để giảm áp lực lưu thông hàng hóa tại cửa khẩu sang thị trường Trung Quốc, cần tăng cường các biện pháp để hỗ trợ thương mại biên mậu, thuận lợi hóa thủ tục hải quan và tránh ùn tắc hàng hóa tại các tỉnh có biên giới với Trung Quốc”.

Để tìm đầu ra cho quả vải Hải Dương, Bộ Công thương cho biết sẽ làm việc với tỉnh để tổ chức hội nghị kết nối và xúc tiến tiêu thụ vải Thanh Hà và nông sản chính của tỉnh Hải Dương vào ngày 18/5.

Theo VNS

Admin

Mặc dù mất mùa, nông dân trồng vải Bắc Giang vẫn lãi lớn; Xuất khẩu sầu riêng kiếm hơn 1 tỷ USD chỉ trong 2 tháng

Bài trước

Giá vải thiều Bắc Giang cao kỷ lục

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả