0

Tổng cục Hải quan Trung Quốc gần đây đã đưa ra thông báo trực tuyến về công bố danh sách các trung tâm kiểm tra mới được chỉ dịnh đối với trái cây nhập khẩu. CÁc địa điểm mới này đưa tổng số địa điểm kiểm tra trái cây nhập khẩu lên 119, trải rộng ở 21 khu vực hành chính khác nhau. Trong số đó, tỉnh Quảng Đông, một trung tâm giao thương quốc tế chính, có số lượng trung tâm kiểm tra đông đảo nhất – tổng cộng 31 địa điểm, chủ yếu tập trung tại các thành phố Quảng Châu và Thâm Quyến. Tỉnh Phúc Kiến có số trung tâm kiểm tra lớn thứ 2 với 14 địa điểm, phần lớn đặt tại Hạ Môn. Quảng Tây và Vân Nam lần lượt xếp thứ 3 và 4 với 10 và 9 trung tâm kiểm soát trái cây nhập khẩu, xét tới thực tế là các tỉnh này có số lượng lớn các cảng đường bộ giao thương với các nước Đông Nam Á.

Các trung tâm kiểm tra được chỉ định này được phân chia vào các cảng đường bộ, hàng không và đường biển. Hiện có 32 trung tâm kiểm tra được chỉ định tại 30 cảng hàng không có tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Trong số này, cảng hàng không Trịnh Châu là trung tâm phân loại và phân phối trái cây nhập khẩu lớn nhất với nhiều cảng thông quan chức năng, vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng thủ tục hải quan ưu việt. Ví dụ, 70% xuất khẩu cherry hàng năm của Chile vào thị trường Trung Quốc thông qua cảng hàng không Trịnh Châu. Năm 2019, cảng hàng không Trịnh Châu thiết lập 34 tuyến vận tải hàng hóa hàng không chuyên biệt mới, trong đó 29 tuyến là quốc tế. Cảng hàng không này vận hành hơn 110 chuyến bay hàng tuần, kết nối xấp xỉ 39 thành phố nội địa và 27 khu vực quốc tế, đưa cảng này vào vị trí thứ 4 tại Trung Quốc về số tuyến bay vận chuyển hoàng hóa quốc tế, tần suất các chuyến bay và lượng hàng nói chung, chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, củng cố vị thế trung tâm nhập khẩu của cảng này.

Các cảng đường bộ của Trung Quốc chủ yếu đặt tại Quảng Tây, Vân Nam, Tân Cương và Thâm Quyến, với 25 trung tâm kiểm tra trải rộng ở các địa phương này. Cảng Pingxiang tại khu tự trị Quảng Tây là cảng đường bộ lớn nhất cho xuất nhập khẩu trái cây, với biệt danh “thủ phủ trái cây Trung Quốc – ASEAN”, luôn bận rộn với các hoạt động xuất nhập khẩu quanh năm. Hiện Pingxiang là cảng thông quan cho gần một nửa kim ngạch nhập khẩu trái cây hàng năm của Trung Quốc, và gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới từ Đông Nam Á. Tận dụng vị thế là cảng đường sắt quốc tế hàng đầu, Pingxiang gần đây cũng thiết lập tuyến đường sắt chuyên nhập khẩu trái cây đầu tiên, đánh dấu việc chính thức đi vào hoạt động cơ sở kiểm tra nhập khẩu trái cây đầu tiên. Tuyến đường sắt nhập khẩu trái cây chuỗi lạnh trực tiếp đang vận hành định kỳ và giúp giảm thời gian để hàng hóa tới cảng thông quan từ 1 ngày xuống còn 1 giờ, cho phép việc tới cảng và thông quan diễn ra trong cùng một ngày. Tuyến đường sắt mới này cũng mở ra một kênh mới cho trái cây từ các nước ASEAN tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua vận tải đường sắt quốc tế, và kim ngạch nhập khẩu trái cây hàng năm của Pingxiang lên tới khoảng 600.000 tấn. Ngoài ra, cảng Wanding tại Vân Nam là một kênh thương mại trái cây chính giữa Trung Quốc và Myanmar, với 90% kim ngạch nhập khẩu dưa hấu của Trung Quốc trong mùa xuân và mùa đông được thông quan qua cảng này.

Về các cảng biển, các cảng thông quan trái cây nhập khẩu chính là các cảng tại Thâm Quyến, Thượng Hải, Hạ Môn và Đại Liên. Hiện con đường chính cho trái cây nhập khẩu như cherry Chile vào miền nam Trung Quốc là thông qua tàu container vào cảng biển Hong Kong, tại đây các container được dỡ hàng để thông quan vào cảng đường bộ Hong Kong – Thâm Quyến và sau đó được vận chuyển đường bộ tới các chợ trái cây tại Quảng Châu và phân phối cho các vùng khác tại miền Nam. Do quãng đường vnạ chuyển dài, hạn chế về phương tiện và công nghệ bảo quản độ tươi, chi phí nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc khá cao, được phản ánh trực tiếp vào giá bán lẻ. Để cải thiện hiệu quả của thông quan, cơ quan hải quan Thâm Quyến đã hợp tác với các nhà vận hành cảng và các công ty nhập khẩu trái cây để triển khai các chính sách mới như “khai báo hải quan hai bước” và “đón tàu trực tiếp”. So với các phương thức vận hành truyền thống, hệ thống “đón tàu trực tiếp giúp giảm mạnh quá trình thông quan, tiết kiệm trung bình từ 4- 6h cùng các chi phí liên quan. Hệ thống này cũng cho phép luồng logistics liên tục, với các chuyến hàng tới vào sáng sớm đã sẵn sàng giao đi vào cuối buổi chiều, và cũng giúp giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm xấp xỉ 4.000 NDT/container (610 USD/container hàng). Phụ thuộc vào cảng xuất phát, một số loại trái cây nhập khẩu có xu hướng vào Trung Quốc qua các cảng khác ngoài Hong Kong và Thâm Quyến – trong hơn 10 năm qua, cảng Hạ Môn liên tục là cảng thông quan chính cho trái cây đến từ Đài Loan.

Theo Điều 16 trong quy trình kiểm tra hải quan và kiểm dịch trái cây nhập khẩu, bất cứ trái cây nhập khẩu nào chưa hoàn thành kiểm tra kiểm dịch sẽ bị giữ tại cơ sở kiểm dịch do hải quan chỉ địch, và không được dời đi, tiêu thụ hoặc sử dụng theo bất cứ cách nào khi chưa được cho phép. Nhu cầu trái cây nhập khẩu tăng ổn định tại Trung Quốc thúc đẩy việc mở cửa thêm các cơ sở kiểm tra hàng hóa nhập khẩu một cách nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, chính phủ Việt Nam gần đây đã lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc mở thêm các cảng đường bộ dọc biên giới để thuận lợi hóa nhập khẩu trái cây, đặc biệt là các tuyến vận tải đường sắt.

Theo Produce Report

Admin

Giá trị xuất khẩu trái cây của Trung Quốc tăng 29,51% trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là thị trường lớn nhất

Bài trước

Trung Quốc dỡ bỏ yêu cầu kiểm dịch đối với nhập khẩu trái cây đông lạnh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả