0

Ngày càng nhiều các nhà sản xuất lốp xe tăng đầu tư vào Việt Nam để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do.

Kumho Tire, một trong những nhà sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới, thông báo sẽ đầu tư 305 triệu USD để mở rộng nhà máy lốp xe tại Việt Nam hiện nay và dự kiến tăng gấp đôi công suất sản xuất đến năm 2023. Sau khi hoàn thành mở rộng tại Việt Nam, công ty dự báo sản xuất ít nhất 9,3 triệu lốp xe hàng năm. Dự án mở rộng sẽ dần được cấp vốn từ quý 3/2021 tới quý 1/2023, trong đó một khu vực nhà xưởng hoàn toàn mới sẽ được bổ sung vào chỗ trống hiện nay, trong phạm vi tổ hợp chung. Kumho Tire hiện đang vận hành 8 nhà máy tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam. “Là một doanh nghiệp, chúng tôi đang đi theo một hướng đi rất tích cực và một phần chiến lược là tăng công suất sản xuất, đón đầu nhu cầu đăng tăng để đảm bảo nguồn cung sẵn có sản phẩm cho các khách hàng và liên tục hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh của các đối tác”, theo chủ tịch kiêm CEO Kumho Tire Il Taik Jung.

Một nhà sản xuất khác, Jinyu Tire, đã đổ thêm 312 triệu USD vào nhà máy sản xuất lốp xe tại tỉnh Tây Ninh. Jinyu đã bắt đầu sản xuất lốp xe tải và xe buýt radial (TBR) tại nhà máy mới ở Việt Nam, sẽ có công suất sản xuất lên tới 2 triệu lốp xe hàng năm. Nhà máy tại Việt Nam là nhà máy đầu tiên của Jinyu ở nước ngoài. Với nhà máy mới này, Jinyu đặt mục tiêu tạo ra nền tảng vững chắc cho các chiến lược toàn cầu hóa, cùng với năng lực cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn tới cho các khách hàng quốc tế cũng như trên thị trường Việt Nam.

Đồng thời, Cooper Tire & Rubber Company có trụ sở tại Ohio, Mỹ cũng đã đồng thuận thành lập một liên doanh với công ty TNHH Sailun Vietnam để xây dựng một nhà máy sản xuất có công suất hơn 2 triệu lốp xe tải và buýt radial (TBR) hàng năm. Nhà máy này đặt gần thành phố Hồ Chí Minh, trên khu vực có các nhà máy đang vận hành của Sailun Vietnam. Cooper sẽ sở hữu 35% cổ phần tại liên doanh mới. Năm 2020, dự án đã nâng vốn thêm 130 triệu USD. Vốn đầu tư ban đầu của dự án khoảng 280 triệu USD.

Zhongxue Yuan, chủ tịch công ty TNHH tập đoàn Sailun, cho biết công ty sẽ mở rộng quan hệ đối tác với cả các đối tác Mỹ và Việt Nam đẻ cung cấp các sản phẩm lốp xe cho thị trường toàn cầu. Để đạt mục tiêu này, công ty sẽ tiếp tục tăng chất lượng sản phẩm, phát triển một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như mở rộng các hoạt động sản xuất.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 1,75 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng và 3,5% về giá trị so với năm 2019. Giá xuất khẩu cao su trung bình tháng 11/2020 đạt hơn 1.328 USD/tấn, giảm 1,53% so với cùng kỳ năm 2019, theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho hay.

Ngành lốp xe cao su Việt Nam bắt đầu phục hồi từ sau đại dịch COVID-19 nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như các chính sách có lợi cho ngành ô tô trong nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc gặp khó khăn trong xuất khẩu lốp cao su sang Mỹ do căng thẳng thương mại, tạo cơ hội cho các nước khác phát triển các kênh phân phối, bao gồm Việt Nam. Hơn nữa, Bộ Thương mại Mỹ (DoC) đã quyết định bãi bỏ chính sách áp thuế chống bán phá giá lên lốp xe vận chuyển hành khách và lốp xe tải nhẹ từ Việt Nam. Theo đó, các nhà sản xuất/xuất khẩu lốp xe chính của Việt Nam như Sailun, Kenda Rubber, Bridgestone Tire Manufacturing Vietnam LLC, Kumho Tire và Yokohama Tire Vietnam đều được phán quyết là không bán phá giá vào thị trường Mỹ.

Thông báo từ Bộ Công thương Việt Nam cho rằng đây là thông tin hết sức tích cực, xét tới thực tế thị trường Mỹ là thị trường quan trọng nhất cho xuất khẩu lốp xe ô tô của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trên chiếm 95,5% tổng giá trị xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2019, ở mức 469,6 triệu USD. “Thuế chống bán phá giá 0% sẽ giúp các nhà sản xuất lốp xe lớn của Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, Bộ Công thương nhấn mạnh thêm rằng đây là diễn biến quan trọng do ngành sản xuất lốp xe Việt Nam đang đối mặt cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. “Lốp xe Việt Nam sẽ có lợi thế đáng kể so với nguồn cung từ Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan – vốn đang bị áp thuế chống bán phá giá từ 13,25 – 98,44% trên thị trường Mỹ”.

Theo VNS

Admin

Các nhà sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ chuẩn bị cho đòn giáng vào xuất khẩu sang Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump

Bài trước

Quyết định cuối cùng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su