Thực phẩm và Đồ uống

COVID-19 và chuỗi lạnh: Trung Quốc triển khai các yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với toàn bộ nhập khẩu thực phẩm mát

0

Chính sách này áp dụng lần đầu tại thủ đô Bắc Kinh – nơi trước đó Ủy ban Giám sát Thị trường và Tổng cục Thương mại đã tiến hành yêu cầu bắt buộc về truy xuất nguồn gốc đối với thịt và thủy sản nhập khẩu vào nước này thông qua chuỗi lạnh, nhưng mới gần đây, quy định này đã mở rộng sang toàn bộ các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu.

“Để tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý thực phẩm nhập khẩu vận chuyển lạnh, chúng tôi quyết định mở rộng phạm vi yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo Nền tảng truy xuất nguồn gốc thực phẩm Bắc Kinh cho thực phẩm dạng này”, theo Cơ quan Giám sát Thị trường Bắc Kinh trong thông báo chính thức. “Tất cả các sản phẩm thực phẩm chuỗi lạnh nhập khẩu – được bảo quản từ 0 độ C trở xuống sẽ nằm trong danh sách cần theo dõi các yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo nền tảng trên. Các sản phẩm này bao gồm các sản phẩm đông lạnh nguồn gốc ngũ cốc (như gạo và mì), rau đông lạnh, trái cây đông lạnh, đồ uống đông lạnh như nước trái cây, các sản phẩm sữa đông lạnh như bơ và phô mai, kem và tất cả các sản phẩm chuỗi lạnh khác. Các thực phẩm chuỗi lạnh nhập khẩu được truy xuất và phát hiện không tuân thủ các quy định về chứng nhận kiểm tra và kiểm dịch, báo cáo kiểm tra PCR, chứng nhận khử trùng và dữ liệu truy xuất nguồn gốc, sẽ không được mua, xử lý, vận chuyển hay dự trữ trong phạm vi Trung Quốc”.

Nền tảng Truy xuất Nguồn gốc Thực phẩm Chuỗi lạnh Bắc Kinh (Beijing Cold Chain Food Traceability Platform) được sử dụng từ thời điểm đăng ký sản phẩm vào nền tảng này cho tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng tại các siêu thị - CÁc nhà sản xuất thực phẩm quốc tế đang tìm cách xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua Bắc Kinh sẽ phải đăng ký sản phẩm và cung cấp các chứng từ nói trên, ngoài ra cần đăng tải dữ liệu truy xuất nguồn gốc như số liệu lô sản phẩm, mã sản phẩm, nước xuất xứ, cảng thông quan,…

Các mã QR đơn lẻ được cấp cho từng sản phẩm thực phẩm và bày bán trên các kệ bán lẻ để người tiêu dùng có thể quét mã bằng điện thoại di động sau khi tải nền tảng trên từ WeChat hoặc Alipay để kiểm tra thông tin truy xuất nguồn gốc.

Thực phẩm mang mầm bệnh COVID-19

Trung Quốc có quan điểm cứng rắn về việc virus gây ra COVID-19 có thể lây lan qua thực phẩm ngay từ khi đợt bùng phát dịch bệnh gắn với cá hồi tại chợ bán buôn thực phẩm ở Bắc Kinh trong năm 2020, và đã triển khai hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa nghiêm ngặt đối với nhập khẩu thực phẩm.

Bất chấp những phản đối trên diện rộng từ cộng đồng giao dịch quốc tế, các quy định khắt khe này vẫn được áp dụng cho tới nay và các nhà xuất khẩu thực phẩm buộc phải chấp nhận để tiếp cận cộng đồng người tiêu dùng lớn của Trung Quốc, trong khi chưa có các xác nhận về phương thức lây nghiễm và các chuyên gia quốc tế tiếp tục không đồng tình với quan điểm của Trung Quốc. “Hiện không có bằng chứng cho thấy thực phẩm nguồn gốc động vật có thể là con đường lây lan COVID-19 cho người hoặc ngược lại”, theo Tổ chức Y tế Thế giới thông báo chính thức. “Virus corona không thể nhân bản trong thực phẩm bởi cần vật chủ người hoặc động vật còn sống để sinh sôi”.

Điều này cũng được nhấn mạnh trong thông cáo chung từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nhấn mạnh “không có bằng chứng đáng tin cậy”. “Người tiêu dùng nên được đảm bảo rằng chúng ta quyết định tin, dựa vào hiểu biết từ thông tin khoa học đáng tin cậy hiện nay, và ủng hộ cho các đồng thuận khoa học quốc tế, rằng thực phẩm chúng ta ăn và thực phẩm đóng gói chúng ta chạm vào không có khả năng lây truyền SARS-CoV-2”, theo thông cáo chung. “Hiện vẫn còn rất ít báo cáo về việc virus phát hiện trên thực phẩm và bao bì, phần lớn các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phát hiện dấu vết gene của virus thay vì bằng chứng về lây truyền virus dẫn tới nhiễm bệnh ở người”. Một số trong các nghiên cứu này cho thấy virus này có thể sống sót trên bề mặt nhiều loại thịt trong ít nhất 21 ngày trong các điều kiện đông lạnh, cũng như trên các thực phẩm khác nếu không được xử lý phù hợp.

Do đó, FDA của Mỹ nhấn mạnh rằng không có bằng chứng rõ ràng về sự lây nhiễm và không phủ hợp để cho rằng thực phẩm hay bao bì thực phẩm được coi là mối rủi ro cao về lây nhiễm COVID-19. “Xét với con số mẫu virus có thể thực sự bị kéo lên khi chạm vào bề mặt thực sự rất nhỏ và không đủ để lây nhiễm, khả năng lây nhiễm thông qua sờ vào bề mặt bao bì thực phẩm hoặc tiêu thụ thực phẩm được coi là rất thấp”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc