0

Tổng cục Hải quan Trung Quốc gần đây vừa công bố “Danh sách các nước / vùng được phép xuất khẩu ngũ cốc và thức ăn gia súc nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc”, mở rộng số lượng các loại ngũ cốc và củ / rễ lên lần lượt là 9 loại à 3 loại được cấp phép. Từ năm 2019, Trung Quốc đã bổ sung Benin và Tanzania vào danh sách các nhà xuất khẩu đậu tương được cấp phép, ngoài ra chính phủ Trung Quốc cũng cấp phép cho lúa mỳ từ Lithuania, lúa mạch từ Mỹ và Nga, khoai tây từ Mỹ và khoai lang từ Lào.

Phân khúc

Loại ngũ cốc

Nước / Vùng

Ngũ cốc và các loại hạt có dầu

Đậu tương

Canada, Uruguay, Nga, Ukraine, Ethiopia, Kazakhstan, Mỹ, Brazil, Argentina, Bolivia, Benin, Tanzania

Hạt cải

Canada, Australia, Mông Cổ, Nga

Lúa mỳ

Úc, Canada, Kazakhstan, Hungary, Serbia, Mông Cổ, Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Lithuania

Ngô

Thái Lan, Lào, Argentina, Nga, Ukraine, Bulgaria, Brazil, Campuchia, Nam Phi, Hungary, Mỹ, Peru, Kazakhstan, Mexico, Uruguay

Lúa mạch

Úc, Canada, Denmark, Argentina, Mông Cổ, Ukraine, Phần Lan, Uruguay, Anh, Pháp, Kazakhstan, Nga, Mỹ

Gạo

Nga

Hạt kê làm TACN

Argentina, Myanmar, Mỹ, Úc, Nigeria, Mexico

Các loại đậu làm TACN

Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Hungary, Anh, Myanmar, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Nam Phi, Malawi, Argentina, Canada, Mỹ, New Zealand

Yến mạch làm TACN

Nga, Phần Lan, Mỹ, Úc, Malaysia, Anh

Các loại củ, rễ

Sắn lát sấy khô

Campuchia, Lào, Tanzania, Ghana, Madagascar, Nigeria, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam

Khoai tây

Mỹ

Khoai lang

Lào

TACN nguồn gốc thực vật (các phụ phẩm)

Đậu tương nghiền

Hàn Quốc (bột đậu tương đã lên men), Đài Loan (bột đậu tương đã lên men), Nga (bột đậu tương nghiền /đóng bánh), Argentina

Hạt cải nghiền

Kazakhstan, Pakistan, United Arab Emirates, Nhật Bản, Ethiopia, Úc, Canada, Ấn Độ, Nga (nghiền/đóng bánh),  Ukraine (nghiền / đóng bánh)

Phụ phẩm ethanol ngô

Nga, Bulgaria

Hạt hướng dương nghiền

Ukraine, Bulgaria, Nga (nghiền/đóng bánh)

Lạc nghiền

Sudan

Củ cải đường nghiền

Ukraine, Mỹ, Ai Cập, Nga, Belarus, Đức

Cám gạo (đóng bánh)

Thái Lan

Cọ nghiền

Thái Lan (nghiền/đóng bánh), Indonesia, Malaysia

Dầu cọ nghiền bột

Indonesia, Malaysia

Hạt bông nghiền

Tanzania (bột/vỏ), Brazil

Bột dừa

Indonesia, Philippines

Ớt nghiền

Ấn Độ

Ô liu nghiền

Tây Ban Nha

Vỏ hạnh nhân nghiền

Mỹ

Cám gạo

Việt Nam, Mỹ, Tây Ban Nha

Gluten lúa mỳ

Kazakhstan, Mông Cổ, Pháp, Serbia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Úc, Indonesia

Phụ phẩm sắn

Lào, Campuchia, Thái Lan

Bột mỳ làm TACN

Kazakhstan

Các sản phẩm khác (chế biến sâu)

Denmark (soy protein), United States (bypass protein), United Kingdom (palm oil), France (palm oil)

Cỏ khô làm TACN

Cỏ linh lăng

Bulgaria, Romania, Tây Ban Nha, Kazakhstan, Sudan, Argentina, Canada, Mỹ, Nam Phi, Ý

Cỏ linh lăng, cành, rễ nhỏ

Mỹ

Cỏ yến mạch

Úc

Cỏ đuôi mèo

Canada, Mỹ

Cỏ khô tự nhiên

Mông Cổ, Lithuania (cỏ tươi)

Khác

Chinese mesona

Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc, dịch bởi Produce Report

Do số lượng các nước xuất khẩu ngũ cốc được cấp phép và danh mục sản phẩm ngày càng tăng, lượng nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục. Theo dữ liệu hải quan từ tháng 12 vừa qua, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng hơn 129,2 triệu tấn ngũ cốc trong 11 tháng đầu năm 2020, tăng 29,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2019. Hơn 14,06 triệu tấn ngũ cốc được nhập khẩu trong tháng 11, với nhập khẩu đậu tương tăng 17,5% và nhập khẩu ngô tăng tới 122,8%. Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc đã vượt 100 triệu tấn trong 7 năm liên tục từ năm 2014 tới nay. Nhìn chung, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung ngũ cốc thiết yếu nhập khẩu như gạo, lúa mỳ và lúa mạch rất thấp, mặc dù nhu cầu đối với các loại ngũ cốc khác, các loại hạt có dầu, thức ăn gia súc và các sản phẩm thịt, rất lớn. Ví dụ, trong hơn 115,14 triệu tấn ngũ cốc nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2020, đậu tương và ngô chiếm lần lượt 71,8% (83,22 triệu tấn) và 6,8% (7,82 triệu tấn). Thực tế là hai nông sản này chiếm gần 80% tổng kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc, cho thấy phần lớn nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc là để sản xuất TACN.

Có 2 nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu ngũ cốc trong năm vừa qua. Đầu tiên là nhu cầu đang tăng: kể từ năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã chủ động khuyến khích chăn nuôi lợn, dẫn tới tăng nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi như ngô và đậu tương. Đồng thời, công suất chế biến sâu của Trung Quốc đối với các sản phẩm ngô tăng từ 76 triệu tấn năm 2017 lên 113 triệu tấn năm 2019. Thâm hụt nguồn cung ngô, vốn trước đây là thặng dư, nhờ nguồn nhập khẩu nên giảm nhanh và tăng nhập khẩu là cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Thứ 2, giá ngũ cốc trong và ngoài nước dần xích lại gần nhau, bất chấp tình hình tăng giá trong suốt năm vừa qua, giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế vẫn thấp hơn nhiều so với giá ngũ cốc sản xuất nội địa Trung Quốc. Hiện giá ngô nhập khẩu sau thuế rẻ hơn gần 77 USD/tấn so với giá ngô sản xuất nội địa, chủ yếu do các yếu kém về quy mô và tổ chức sản xuất ngũ cốc tại Trung Quốc so với hoạt động tổ chức tại các nước phương Tây. Hệ quả là giá ngũ cốc nộ địa Trung Quốc thiếu khả năng cạnh tranh.

Do Trung Quốc nhập khẩu ngày càng nhiều ngũ cốc từ thị trường quốc tế, giá ngũ cốc cũng chạm những mức cao kỷ lục. Theo dữ liệu từ FAO, giá các loại thực phẩm thiết yếu trên toàn cầu tăng tháng thứ 6 liên tiếp trong tháng 11, chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2014. Các hàng hóa thiết yếu tăng giá liên tục bao gồm: ngũ cốc, dầu thực vật, sữa, thịt và đường. Trong các hàng hóa này, giá ngũ cốc ghi nhận mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2019, tới gần 20% - mức tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 11. Đại dịch COVID-19 là yếu tố chính đẩy giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế tăng, do thương mại ngũ cốc toàn cầu ngày càng bất ổn và việc nhiều nước triển khai các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Ngày càng nhiều nước lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng ngũ cốc do các chuỗi cung ứng đang gián đoạn để tối thiểu hóa sự lây lan của virus corona. Vào cuối tháng 3/2020. Việt Nam là nước đầu tiên thông báo hạn chế xuất khẩu gạo. Chỉ 1 tháng sau, 13 nước trên toàn thế giới nối gót Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu ngũ cốc, bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Philippines , Nga và Kazakhstan.

Trong khi đó, các nỗ lực tăng tích trữ ngũ cốc diễn ra trên khắp thế giới. Đất nước Trung Đông Jordan đạt kỷ lục thế giới khi dự trữ 1,35 triệu tấn lúa mỳ, đáp ứng nhu cầu trong nước tới 17 tháng. Các Tiểu vương quốc Arab (UAE) nhập khẩu tới 90% nhu cầu ngũ cốc, lần đầu tiên bắt đầu trồng lúa trên quy mô lớn, trong khi Ai Cập tăng 51% lượng thu mua ngũ cốc nội địa kể từ tháng 4/2020. Pakistan cũng nhanh chóng tích trữ lúa mỳ và đường, trong khi Morocco ban hành chính sách kéo dài thời gian nhập khẩu lúa mỳ phi thuế. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ xóa bỏ chính sách thuế 45% đối với nhập khẩu lúa mỳ, ngô và lúa mạch. Campuchia, một nước xuất khẩu gạo khác, đã đầu tư 30 triệu USD vào khuyến khích các công ty chế biến ngũ cốc thu mua lúa để sản xuất gạo. Ngay cả các nước xuất khẩu ngô lớn như Argentina và Brazil cũng đang cạn kiệt kho dự trữ một cách nhanh chóng. Các nước trên toàn cầu đồng loạt tích trữ ngũ cốc, càng khiến giá ngũ cốc bị thổi phồng và gia tăng nỗi lo thiếu hụt nguồn cung.

Theo Produce Report

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách