Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đã mở ra hàng loạt cơ hội cho các công ty ở cả hai phía đang tìm kiếm lợi nhuận từ một mối quan hệ thương mại vốn đã mạnh mẽ, đặc biệt là ngành nông sản – thực phẩm. Điều này được nhấn mạnh trong hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất của EU cho các hàng hóa nông sản – thực phẩm do Ủy ban châu Âu tổ chức vào ngày 8 -9/10 vừa qua. Sự kiện do Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti làm chủ trì, với sự tham gia của các chuyên gia về an toàn thực phẩm và chính sách chất lượng, cũng như các đại diện từ các cơ quan chức trách Việt Nam, các tổ chức ngành thực phẩm EU, các nhà nhập khẩu và bán lẻ nội địa.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU trong ASEAN, sau Singapore. Giá trị thương mại hàng hóa đạt 45,5 tỷ Euro (53,83 tỷ USD) trong năm 2019. Xuất khẩu từ EU sang Việt Nam tập trung ở các mặt hàng: linh kiện và máy móc điện tử, máy bay, phương tiện giao thông, và các sản phẩm y tế. Đồng thời, các sản phẩm xuất khẩu chính từ Việt Nam sang EU là các sản phẩm điện tử, da giày, dệt may, cũng như cà phê, gạo, thủy sản và nội thất.
Theo EVFTA, 71% các dòng thuế áp dụng đối với hàng hóa từ Việt Nam ngay lập tức được xóa bỏ và 99% các dòng thuế đối với hàng hóa sẽ được xóa bỏ trong vong f7 năm. Thỏa thuận này cũng đảm bảo một sân chơi công bằng. Việt Nam đã đăng ký nhiều tiêu chuẩn quốc tế cũng như cam kết các quy định đối với thú y và BVTV và các quy tắc công nhận của hàng hóa “Made in EU” đối với phần lớn hàng hóa nông sản.
Với việc EVFTA chính thức có hiệu lực, thực phẩm (đặc biệt là nông sản thực phẩm) có thể hưởng lợi lớn nhờ khai phá các thị trường tăng trưởng mới. Trong năm 2019, EU xuất khẩu 1,1 tỷ Euro (1,3 tỷ USD) thực phẩm nông sản vào Việt Nam, với giá trị nhập khẩu theo chiều ngược lại đạt 2,2 tỷ USD (2,6 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 29 của các nhà sản xuất nông sản thực phẩm tại EU. Các nông sản thực phẩm EU xuất khẩu chính sang Việt Nam gồm thịt tươi và đông lạnh, sữa bột và ways, thực phẩm cho trẻ nhỏ, ngũ cốc và bột mì.
Đồng thời, chè và cà phê là các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam tại EU, chiếm 47%. Các loại hạt, gia vị và trái cây chiếm 34%. Nhiều sản phẩm Việt Nam hiện hưởng lợi từ các ưu đãi thương mại thuộc Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Cơ chế này cho phép một số sản phẩm chính như gạo, nấm hoặc đường được nhập khẩu vào EU với mức thuế giảm hoặc bằng 0.
An toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu của ngành nông sản thực phẩm từ Việt Nam sang EU. Theo Ủy ban châu Âu, ngành thực phẩm và đồ uống là ngành sản xuất lớn nhất của EU và trong thập kỷ qua, xuất khẩu thực phẩm và đồ uống từ EU đã tăng gấp đôi lên 90 tỷ Euro (106,47 tỷ USD). Các tiêu chuẩn chất lượng eEU cho các sản phẩm nông sản thực phẩm và đồ uống nổi tiêng toàn cầu – không chỉ cho uy tín mà còn vì gia tăng giá trị cho sinh kế của nông dân và cộng đồng nông thôn. Trọng tâm của danh tiếng này là chính sách An toàn Thực phẩm của Ủy ban châu Âu, mang đến mức độ bảo vệ cao nhất từ đồng ruộng tới bàn ăn.
4 trụ cột chính của an toàn thực phẩm tại EU bao gồm:
Vệ sinh thực phẩm: từ các doanh nghiệp tới đồng ruộng và nhà hàng. Tất cả phải tuân thủ Luật Thực phẩm của EU, bao gồm thực phẩm nhập khẩu vào EU.
Thú y: đảm bảo các biện pháp kiểm soát vệ sinh cho thú nuôi, vật nuôi và động vật hoang dã, cũng như giám sát và quản lý dịch bệnh bằng cách theo dõi luồng di chuyển của toàn bộ vật nuôi.
BVTV: bao gồm phát hiện và diệt trừ vật hại.
Chất thải và chất độc hại: giữ các chất độc hại tránh xa thực phẩm và TACN.
Các chính sách của EU hoạt động bình đẳng đối với hàng hóa thâm nhập vào khối này. Một trụ cốt chính trong hệ thống luật pháp dành cho mảng này là hệ thống Vệ sinh và Kiểm dịch Động vật (SPS) đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm thực động vật. Vai trò của hệ thống này là giảm hoặc xóa bỏ các rủi ro của các mối đe dọa đối với vật nuôi, cây trồng và sức khỏe cộng đồng cũng như các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi bị đưa vào EU bởi các hàng hóa nhập khẩu ngoại khối. Các biện pháp kiểm soát cũng đặt ra đối với một số TACN và thực phẩm không có nguồn gốc động vật nhập khẩu.
Một lĩnh vực chính khác là các chỉ dẫn địa lý. Đại diện của Ủy ban châu Âu cho rằng: “Các công dân EU là trọng tâm của những gì chúng tôi làm. Bảo vệ các di sản và thực phẩm truyền thống phải được các đối tác thương mại tôn trọng. Nhưng chúng tôi cũng đáp lại tương tự với các đối tác”. 169 thực phẩm và đồ uống truyền thống châu Âu từ một xuất xứ địa lý cụ thể sẽ được bảo vệ trước mọi hành vi giả mạo trên thị trường Việt Nam, bao gồm những sản phẩm nổi tiếng như Champagne, phô mai Parmigiano, Reggiano, rượu vang Rioja, và phô mai Feta. Đồng thời, những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như chè Mộc Châu hay cà phê Buôn Mê Thuột cũng nhận được sự bảo vệ tương tự trên thị trường EU.
Hội thảo trực tuyến trên thu hút nhiều nhà sản xuất thực phẩm EU và Việt Nam, đồng thời là một diễn đàn thảo luận các cơ hội mà EVFTA mang lại cho các sản phẩm nông sản thực phẩm, một cơ hội mà nhiều công ty, tổ chức tại Việt Nam vẫn đang tìm hiểu.
Theo VNS
Bình luận