0

Trang trại quy mô vừa tại miền trung Việt Nam thắt chặt kiểm soát dịch tả lợn

Các nhà sản xuất chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh đang nỗ lực bảo vệ hoạt động sản xuất sau kh i15 con lợn bị chết tại 3 cơ sở chăn nuôi nhỏ trên địa bàn tỉnh hồi tuần trước. Tại HTX Nông nghiệp Hoàng Phát có 300 lợ nái và 1.500 lợn thương phẩm đang được thắt chặt kiểm soát dịch. Ông Phan Công Vũ, giám đốc HTX cho biết đã tăng tần suất khử trùng. HTX cũng dự trữ một lượng lớn TACN để hạn chế phương tiện và người đi vào trang trại; lao động không được phép rời nơi sản xuất.

Xuất khẩu thịt lợn toàn cầu đi ngang trong năm 2021

Theo báo cáo mới nhất của USDA, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu sẽ đi ngang ở mức 10,8 triệu tấn trong năm 2021, hầu như không đổi so với năm 2020. Trong khi nhu cầu thịt lợn dự báo bật trở lại do tình hình kinh tế cải thiện, nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại sẽ kìm hãm tăng trưởng thương mại thịt lợn toàn cầu. Nhập khẩu thịt lợn tại Trung Quốc dự báo giảm 6% xuống còn 4,5 triệu tấn do chăn nuôi lợn nội địa phục hồi. Nhập khẩu thịt lợnt ừ các nước khác, bao gồm Philippines, Nhật Bản, và Hàn Quốc dự báo tăng nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước này không bằng riêng nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc.

Sản lượng thịt lợn thế giới tăng 4% trong năm 2021

Theo báo cáo của USDA, sản lượng thịt lợn toàn cầu dự báo tăng 4,3% lên 102 triệu tấn trong năm 2021 do sản lượng thịt lợn tại các nước có dịch tả lợn bắt đầu tăng trở lại. Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc dự báo tăng 9% do các nhà sản xuất nỗ lực tái đàn và tận dụng thời điểm giá lợn sống ở mức cao. USDA dự báo sản lượng thịt lợn tại Việt Nam tăng lần lượt 4,9% và 5,9%. Tuy nhiên, USDA cũng nhấn mạnh rằng “các ổ dịch tả lợn tiếp tục bùng phát tại Philippines có thể gây khó khăn cho các nỗ lực tái đàn”.

Vĩnh Hoàn giới thiệu các sản phẩm cá tra mới ra thị trường nội địa

Tập đoàn Vĩnh Hoàn vừa tung ra 20 sản phẩm chế biến từ cá tra cho thị trường nội địa. Các sản phẩm này nhắm tới đối tượng khách hàng gia đình với giá dao động từ 1,5 – 4,3 USD/ gói 500gr. “Chúng tôi muốn khách hàng nội địa biết rằng họ có thể thưởng thức sản phẩm chất lượng tương đương với các sản phẩm xuất khẩu. Chúng tôi kỳ vọng cá tra sẽ trở thành một loại cá được ưa chuộng trên thị trường nội địa”, theo chủ tịch HĐQT Trương Thị Lệ Khanh.

Hồ Chí Minh thúc đẩy giết mổ công nghiệp

Công ty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm (Sagrifood) vừa mở một lò giết mổ tại huyện Củ Chi theo định hướng công nghiệp hóa các hoạt động giết mổ của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh. Với chi phí đầu tư 7,5 triệu USD, nhà máy này có công suất 240 lợn/h, sử dụng công nghệ và trang thiết bị nhập khẩu từ châu Âu. Bên cạnh giết mổ lợn từ các trang trại của công ty, Sagrifood cũng thu mua từ các trang trại chăn nuôi quanh thành phố để giết mổ. Đến cuối năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thêm 2 lò giết mổ có cùng công suất.

Theo Asian Agribiz

Admin

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc