0

Theo thông tin từ Xinhua News và truyền thông quốc tế, ngày 14/9 vừa qua, các đại diện Trung Quốc và EU đã tổ chức một hội thảo trực tuyến để ký một thỏa thuận song phương, mang đến lớp bảo vệ lớn hơn cho các chỉ dẫn địa lý. Các cuộc đàm phán cho thỏa thuận này đã bắt đầu từ năm 2011 và hoàn thành vào cuối năm 2019 và lễ ký kết chính thức gần đây được cho là sẽ có tác động sâu sắc lên quan hệ thương mại Trung Quốc – EU. Đây là thỏa tuận bảo vệ GIs song phương toàn diện đầu tiên mà Trung Quốc từng ký kết và sẽ sẽ mang đến cho người tiêu dùng tại cả EU và Trung Quốc mức độ bảo vệ cao hơn trước các sản phẩm giả mạo.

Theo thỏa thuận này, 14 loại trái cây tươi từ Trung Quốc sẽ ngay lập tức được bảo vệ tại EU, bao gồm cam Ganna, táo Yantai, quýt Nam Phong, lê thơm Korla, chanh Anyue, táo  Jingning, kiwi đỏ Cangxi, bưởi Changshou, lê trắng Cẩm Châu, táo Ji, táo Văn Đăng, bưởi mật Tai Po, xoài Baise và kiwi Mei. Trong tương lai, các sản phẩm được bảo vệ chỉ dẫn địa lý sẽ không được cho phép bán từ bất cứ nước hoặc khu vực nào ngoài khu vực có xuất xứ được bảo vệ.

Theo thỏa thuận, hàng hóa Trung Quốc cũng sẽ có thể thâm nhập thị trường châu Âu với các chỉ dẫn được EU chứng nhận, dự báo sẽ giúp tăng niềm tin người tiêu dùng về tính nguyên bản của các sản phẩm và nhờ đó giúp tăng xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang EU, tăng cường quan hệ song phương và củng cố mối quan hệ thương mại chiến lược giữa hai nước. Xuất khẩu hàng hóa EU sang Trung Quốc sẽ nhận được mức độ bảo vệ tương đương. Năm 2019, EU xuất khẩu nông sản trị giá 14,9 tỷ Euro (17,7 tỷ USD) sang Trung Quốc, đưa thị trường này trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 của EU.

Theo Produce Report

Admin

Thâm nhập thị trường châu Âu cho cà phê đa chứng nhận

Bài trước

Từ Espresso Ý tới Fika Thụy Điển – Những suy tư từ European Coffee Symposium

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả