0

Trong bài phỏng vấn độc quyền phần 2 về các hoạt động mở rộng mạnh mẽ của CP tại Mỹ, ông Boonchai giải thích với Food Navigator Asia về quan điểm nhất quán liên tục cải tiến công nghệ và đầu tư giúp công ty vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay tại Mỹ.

“Khi chúng tôi mua lại công ty thực phẩm đông lạnh lớn là Bellissio vào năm 2016 và tiếp quản nhà máy tại Jackson, Ohio, đó là một tòa nhà đã xây dựng từ 50 – 60 năm về trước, chúng tôi đã quyết định nâng cấp công nghệ thay vì tiếp tục một quy trình sản xuất thâm dụng lao động”, ông cho hay. “Nhà máy tại Ohio sản xuất khoảng 1,5 - 2 triệu suất thực phẩm đông lạnh hàng ngày nên số lượng lao động sử dụng rất lớn và chúng tôi đã đầu tư 150 triệu USD để nâng cấp công nghệ lên chất lượng 4.0, bao trùm các khoản như hệ thống tự động hóa, robotic, một hệ thống pallet trung tâm. Mục tiêu là cải thiện an toàn thực phẩm và tối thiểu hóa chất thải từ sản xuất – sau đó COVID-19 xuất hiện trong năm nay và bỗng nhiên việc tối thiểu hóa tương tác con người với thực phẩm trở thành một ưu tiên và chúng tôi nhận ra công ty đang ở vị thế mạnh bất chấp cuộc khủng hoảng này. Nhờ nâng cấp công nghệ trong những năm gần đây, không một nhà máy sản xuất nào của CP Foods bị gián đoạn hoạt động, ngay cả tại Mỹ vào thời điểm mọi thứ trở nên rất tồi tệ”. Nhà máy ước tính lớn cỡ 20 sân bóng đá, cung cấp việc làm cho khoảng một nửa số người trong cộng đồng 7.000 dần tại Jackson.

Ông Boonchai nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư trước đó của CP và quan điểm trọng công nghệ từ lâu trước khi COVID-19 bùng phát không chỉ giúp công ty vượt qua khủng hoảng mà còn giúp tăng hiệu quả chi phí. “Trước COVID-19, nhiều người phản đối cho rằng chúng tôi đã đầu tư quá nhiều vào các hạng mục công nghệ nhưng điều này đã được chứng minh là đúng đắn trong suốt cuộc khủng hoảng hiện nay. CP đang theo sát niềm tin Ba cao – Một thấp: Đầu tư cao sẽ dẫn tới công nghệ cao, dẫn tới hiệu quả cao và ba đỉnh cao này tích lũy lại sẽ tạo ra Chi phí thấp”, ông nhấn mạnh. “Hiện chúng tôi đang thu hoạch thành quả từ chi phí thấp trên mỗi đơn vị sản xuất và hiệu quả chi phí rất tốt trong dây chuyền sản xuất cũng như năng suất. Chúng tôi có kế hoạch triển khai công nghệ ngành 4.0 ở tất cả các cơ sở sản xuất trên toàn thế giới”.

CP cũng áp dụng các quy trình an toàn lao động như đeo khẩu trang và PPE, kiểm tra từ lâu trước khi các quy định bắt buộc được ban hành, và cũng xây dựng một cơ sở y tế nội bộ trong cộng đồng để phục vụ cho người lao động trong suốt giai đoạn COVID-19 khi các cơ sở y tế công và tư nhân này trở nên gần như không thể tiếp cận.

Các sáng tạo công nghệ cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng

Ngoài tận dụng công nghệ trong vận hành sản xuất, CP Foods cũng đầu tư vào công nghệ mới trong đóng gói sản phẩm nhằm mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng. “Các đối tác bán lẻ của chúng tôi như Kroger và Walmart đều yêu cầu các phương án nhằm giảm mật độ lao động khi đưa hàng lên quầy – yêu cầu này trở thành ưu tiên số 1 nên chúng tôi đã đầu tư công nghệ Tự sẵn sàng đóng gói (Shelf Ready Packaging (SRP),”​ ông Boonchai cho hay. “SRP về cơ bản cho phép chúng ta bọc ngoài các suất ăn đóng gói vào 1 túi lớn theo chiều dọc với 8 suất – giúp giảm giờ lao động tại các nhà bán lẻ khi họ cho toàn bộ SRP vào tủ mát chỉ bằng 1 lần cho vào thay vì 8 lượt đóng gói riêng lẻ, đòi hỏi 8 lần bỏ vào tủ mát”.

“Cách đóng gói này cũng mang đến lợi ích lớn cho người tiêu dùng – SRP rất trựcquan và người tiêu dùng có thể nhìn thấy ngay sản phẩm qua lớp kính tủ mát, nhìn thấy chính xác có gì bên trong, bao gồm các công thức mà không cần mở cửa, giúp tiết kiệm điện năng. Để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, chúng tôi cũng phát triển Đóng gói hút chân không (Vacuum Sealed Packaging -VSP) cho thương hiệu suất ăn đông lạnh Eating Well  - các đóng gói trong suốt ở giữa giúp người tiêu dùng có thể nhìn thấy nguyên liệu bên trong rõ rệt thay vì chỉ nhìn thấy hình ảnh in trên bìa đóng gói”.

Các xu hướng tiêu dùng hậu COVID-19

Khi Food Navigator Asia phỏng vấn ông Boonchai hồi năm ngoái, ông cho rằng tính bền vững và lối sống lành mạnh là xu hướng của người tiêu dùng và khi COVID-19 bùng phát, ông tin rằng các xu hướng cơ bản này không thay đổi nhưng các yếu tố kinh tế cần phải được tính toán kỹ lưỡng hơn. “COVID-19 khiến mọi người giảm tần suất tới các cửa hàng, thay vì mua các suất ăn lẻ trước đây, họ có xu hướng mua nhiều suất ăn cùng lúc cho gia đình hoặc để tích trữ cả tuần”.

“Nền kinh tế cũng đang trải qua suy thoái với hơn 40 triệu người thất nghiẹp; vì vậy, người tiêu dùng sẽ tiến tới muốn những mặt hàng giá cả phải chăng, kết hợp với lối sống lành mạnh, nên chúng tôi đang kết hợp chiến lực định vị giá và công thức suất ăn cùng với lợi thế bán hàng độc nhất để đáp ứng các nhu cầu của giai đoạn này. Quan trọng hơn cả, người tiêu dùng vẫn sẽ muốn thực phẩm an toàn và bền vững – nhưng nếu chúng ta chỉ chăm chăm vào xu hướng trước đây, tập trung vào lối sống lành mạnh mà không quan tâm tới giá cả hoặc ngược lại thì chúng ta đang tự đặt mình ra ngoài xu hướng mới hiện nay”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc