McKinsey: 8 – 13% GDP châu Á đứng trước rủi ro biến đổi khí hậu đến năm 2025
Báo cáo mới nhất của hãng tư vấn toàn cầu McKinsey & Co tập trung nhấn mạnh các tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng của các hình thái thời tiết ngày càng cực đoan tại các nước châu Á, bao gồm Việt Nam, do sự ấm lên của trái đất, các đợt sóng nhiệt gây chết người, hạn hán, lũ lụt và các đợt bão lũ lớn. Trong báo cáo chủ đề “Rủi ro thời tiết và ứng phó tại châu Á”, McKinsey cho thấy COVID-19 đang càng làm nổi bật thêm tầm quan trọng của rủi ro và tính bền và khi thế giới đang tập trung vào phục hồi kinh tế, điều quan trọng là không bỏ qua rủi ro thời tiết.
Thời tiết của trái đất đang thay đổi sau hơn 10.000 năm tương đối ổn định và châu Á nằm ở tiền tuyến của sự thay đổi này. Thiếu các biện pháp ứng phó và giảm nhẹ, các thảm họa thời tiết mà khu vực này đối mặt trong tương lai (từ các đợt sóng nhiệt tới lũ lụt) có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dữ dội hơn.
Thực vậy, tác động lên châu Á trong một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều nơi khác trên thế giới. Khi châu Á đang tìm cách tăng trưởng nền kinh tế - và vẫn là một nguồn động lực tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới- thời tiết là một thách thức rất lớn mà khu vực sẽ cần phải xoay xở. Châu Á cũng được định vị để giải quyết các vấn đề này và nắm bắt các cơ hội đến từ quản lý rủi ro thời tiết hiệu quả. Cơ sở hạ tầng và các khu vực đô thị vẫn đang được xây dựng tại nhiều khu vực của châu Á, mang đến cho khu vực này cơ hội đảm bảo những gì đang được tiến hành sẽ bền bỉ hơn và tốt hơn trong việc chống chịu rủi ro ngày càng cao. Giống như tất cả các khu vực trên thế giới, châu Á cũng có thể đóng góp giảm phát thải. Khoa học thời tiết nhấn mạnh rằng trái đất vẫn tiếp tục nóng lên cho tới khi phát thải ròng bằng 0.
Nếu các nhà làm chính sách và các lãnh đạo doanh nghiệp có thể mài sắc tinh thần sáng tạo, tài năng và năng lực linh động, châu Á có thể dẫn dầu công cuộc ứng phó toàn cầu trước rủi ro thời tiết bằng cách thích ứng và giảm thiểu các hệ quả nghiêm trọng nhất. Châu Á đối mặt với hàng loạt thảm họa thời tiết, có tác động tiềm tàng khác nhau phụ thuộc vào khu vực địa lý. Các nhà khoa học thời tiết phát hiện bằng chứng về hiệu ứng ngày càng tăng của biến đổi khí hậu lên sinh kế và mật độ của các sự kiện cực đoan. Ví dụ, năm 2017, các đợt lũ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tác động tới 7,8 triệu người, thiệt hại kinh tế 3,55 tỷ USD, bao gồm thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các đợt cháy rừng tại Úc và phát hiện ra rủi ro các điều kiện thời tiết gây ra các đợt cháy rừng nghiêm trọng như trong năm 2019 – 202 (được đo lường theo Fire Weather Index) đã tăng ít nhất 30% kể từ năm 1900.
Trong kịch bản mức phát thải cao Representative Concentration Pathway 8.5 (RCPs) được xem xét trong báo cáo, khoa học thời tiết dự báo nhiệt độ tăng mạnh trên khắp châu Á và các điều kiện độ ẩm – nhiệt độ tăng ở nhiều khu vực của lục địa này. Hơn 75% tích lũy vốn toàn cầu đã bị thiệt hại từ các đợt lũ lụt trong một năm tại châu Á. Các chuyên gia tại McKinsey cho rằng tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng diễn ra ở khắp các hệ thống. Như đã nhấn mạnh, các tác động kinh tế xã hội bao gồm 5 hệ thống: khả năng sinh sống và làm việc, các hệ thống thực phẩm, tài sản vật chất, dịch vụ cơ sở hạ tầng và vốn tự nhiên. Các tác động kinh tế xã hội của những thay đổi vật chất không tuyến tính: một khi thảm hoạt vượt các ngưỡng nhất định, các hệ thống sinh thái, nhân tạo và vật chất bị ảnh hưởng sẽ hoạt động kém hoặc hoặc sụp đổ và ngừng hoạt động cùng nhau.
Đó là bởi các hệ thống này tiến hóa hoặc được tối ưu theo thời gian lịch sử thời tiết. Các mức nhiệt độ - độ ẩm tăng lên, ví dụ, có thể tác động lên năng lực làm việc ngoài trời của cơ thể con người và lên khả năng sinh tồn của loài người. Tác động này có thể mang tính hệ thống bởi các tác động trực tiếp lên một khu vực địa lý nhất định có thể lan rộng. Ví dụ, tại thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, nơi thiệt hại cơ sở hạ tầng trực tiếp từ trận lụt lịch sử 100 năm có thể lên tới 500 triệu – 1 tỷ USD vào năm 2050, với chi phí tổng lên tới 1,5 – 8,5 tỷ USD. Phân tích của McKinsey chỉ ra rằng tác động kinh tế xã hội từ các thảm họa thời tiết ngày càng mạnh có thể nghiêm trọng hơn với châu Á hơn các khu vực khác trên thế giới nếu thiếu thích ứng và giảm thiểu,
Theo RCP 8.5, đến năm 2050, từ 600 triệu – 1 tỷ người tại châu Á sẽ sống tại các khu vực luôn có khả năng các đợt sóng nhiệt hàng năm, so với tổng quy mô toàn cầu 700 triệu – 1,2 tỷ người; nói cách khác, phần lớn những người này sống tại châu Á. Đến năm 2050, trung bình từ 2.800 – 4.700 tỷ USD tại châu Á hàng năm sẽ đứng trước rủi ro mất mát do làm việc ngoài trời khi độ ẩm và nhiệt độ đều tăng, chiếm hơn 2/3 tác động GDP thường niên toàn cầu. Cuối cùng, khoảng 1.200 tỷ USD tích lũy vốn tai châu Á có thể mất mát do lũ lụt vào bất cứ năm nào từ nay đến năm 2050, tương đương khoảng 75% thiệt hại tương tự ở quy mô toàn cầu.
Nhóm châu Á mới nổi trong phân tích của McKinsey bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Các nước đa dạng về văn hóa này chiếm tỷ trọng cao trong thương mại, vốn và luồng di cư khu vực, và là một nguồn lao động lớn. Giống như nhóm châu Á tiền tuyến (Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan), các nước này cũng sẽ ghi nhận tăng độ ẩm và nhiệt độ. Đến năm 2050, trung bình hàng năm từ 8 – 13% GDP của các nước này có thể chịu rủi ro các hệ quả của tăng nhiệt độ và độ ẩm. Khu vực này cũng chứng kiến rủi ro ngày càng tăng trước các đợt mưa cực đoan và lũ lụt. Các tác động kinh tế - xã hội của các thảm họa này có thể nghiêm trọng. Dự trữ vốn trước rủi ro lũ lụt tại các lưu vực sông tại nhóm châu Á tiền tuyến dự báo tăng gấp đôi từ 0,7% hiện nay lên 1,5% đến năm 2050, tương đương 220 tỷ USD. Hạn hán có thể ít diễn ra hơn tại khu vực này. Năng suất nông nghiệp biến động mạnh hơn, khả năng giảm 10% năng suất sẽ tăng từ 2% hiện nay lên 8% trong năm 2050. Đồng thời, khả năng tăng 10% năng suất sẽ giảm từ 5% hiện nay xuống 1% đến năm 2050.
Một khía cạnh khác của rủi ro khí hậu là bản chất hồi quy của nó: người nghèo sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trong khi các khu vực khác nhau tại châu Á bị tác động khác nhau, các nước có mức GDP trên đầu người tấp hơn có thể hứng chịu rủi ro lớn nhất từ các tác động của biến đổi khí hậu. Họ thường va chạm với các ngưỡng điều kiện khí hậu gần hơn so với các nước giàu hơn. Họ phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động lao động ngoài trời và vốn tự nhiên, có ít năng lực tài chính để thích ứng hơn. Cả hai nhóm nước này (Tiền tuyến và Mới nôi) châu Á đối mặt với các tác động không đồng đều lên năng lực lao động trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cực đoan. Đến năm 2050, theo kịch bản RCP 8.5, khoảng 7 – 13% GDP tại nhóm nước châu Á tiền tuyến và mới nổi đứng trước nguy cơ mất mát, so với chỉ 0,6 – 0,7% tại nhóm nước châu Á phát triển (Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc). Các tác động hồi quy của biến đổi khí hậu, nếu được phép diễn ra mà không có bất cứ biện pháp ứng phó hay giảm thiểu, có thể đẩy toàn bộ câu chuyện tăng trưởng châu Á vào rủi ro và có thể tác động tới đời sống và sinh kế của hàng triệu người.
Theo VIR
Bình luận