0

Trong 5 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019 với giá xuất trung bình đạt 485 USD/tấn. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng lại thu về giá trị tương đối thấp so với các nhà xuất khẩu khác.

Theo ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại gạo có giá thấp hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng thấp hơn so với Thái Lan và Campuchia. “Ngay cả khi Việt Nam bán gạo chất lượng cao, người mua cũng sẽ cố gắng dìm giá xuống”, ông Bình cho hay. CÁc chuyên gia tin rằng vấn đề nằm ở thương hiệu. Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, sở hữu loại gạo đạt giải gạo ngon nhất thế giới sẽ mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam.

Theo chiến lược xuất khẩu gạo do chính phủ phê duyệt, Việt Nam sẽ dần giảm lượng xuất khẩu gạo và tăng giá trị xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, trong phiên làm việc với các nhà xuất khẩu gạo, cho biết Việt Nam đang “tái cấu trúc sản xuất lúa gạo” bằng cách ưu tiên đầu tư vào một số giống lúa để nâng cao giá trị ngành gạo. “Gạo không chỉ là một loại thực phẩm mà còn có thể trở thành thuốc và thực phẩm chức năng”. Tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình 600ha diện tích trồng lúa hữu cơ, đặt mục tiêu phát triển loại gạo ngon nhất.

Với tốc độ tăng trưởng 15% của ngành TACN trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 90% dầu cám gạo từ Ấn Độ để phục vụ sản xuất nội địa. Trong chuỗi giá trị ngành gạo Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ gạo làm lương thực mà cám gạo cũng sẽ được coi là sản phẩm chính.

Tập đoàn CJ tại Việt Nam  đã đề xuất thành lập một trung tâm nghiên cứu lúa gạo tại Việt Nam nhằm tìm cách cải thiện giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ông Chang Bok Sang từ CJ cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho sản xuất và xuất khẩu gạo nhưng không thể khai thác hết tiềm năng và tối ưu hóa GTGT. “Để tận dụng toàn bộ tiềm năng và tối thiểu hóa rủi ro do xuất khẩu phụ thuộc vào các nước nhập khẩu, cần phải tăng GTGT cho lúa gạo bằng cách sản xuất các sản phẩm chế biến”.

Want Want, tập đoàn chiếm thị phần bánh gạo lớn nhất tại Đài Loan, đã tới Việt Nam để xây dựng một nhà máy sản xuất bánh gạo tại tỉnh Tiền Giang. Một khi đi vào hoạt động, dự kién vào đầu năm 2021, nhà máy này sẽ sử dụng 6.000 tấn gạo hàng năm.

Theo VNS

Admin

Dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan đạt 10 triệu tấn trong năm 2019

Bài trước

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, sức cạnh tranh tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc