0

Ngành trái cây Việt Nam được khuyến nghị điều chính kế hoạch chiến lược để có thể thích ứng một cách mạnh mẽ với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ quốc tế khi các thỏa thuận thương mại tự do mới có hiệu lực (FTAs) sẽ tạo nên một luồng trái cây nhập ngoại mạnh vào thị trường Việt Nam, theo nhận định của các chuyên gia ngành.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc công ty TNHH Dịch vụ Thương mại – Dịch vụ XNK Vina T&T, cho biết các sản phẩm trái cây Việt Nam thường không có mẫu mã đẹp, bắt mắt bằng trái cây nhập khẩu tại các siêu thị, nhấn mạnh rằng đây là lý do quan trọng nhất vì sao công ty đang đầu tư vào chuỗi bán lẻ nội địa để bán trái cây Việt Nam. Bất chấp thực trạng này, ông Tùng chỉ ra những thách thức diễn ra khi nỗ lực lấy lòng tin của người tiêu dùng nội địa sau những vi phạm gần đây đối với các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của một số sản phẩm nội địa. Hơn nữa, ông nhấn mạnh rằng sự tham gia của Việt Nam vào các FTAs thế hệ mới khiến trái cây nội địa đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các sản phẩm nhập khẩu đang rẻ đi và thường được phần lớn người tiêu dùng trên thị trường nội địa ưa chuộng.

Ông Nguyễn Quốc Trinh, chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, thừa nhận rằng, thanh long là loại quả được người Việt Nam đặc biệt ưa thích nhưng đã thất bại trong thâu tóm cơ hội trên thị trường nội địa và nông dân cũng không quan tâm tới việc bán thanh long trên thị trường nội địa. “Thanh long bán với giá từ 2,000 – 3.000 đồng/kg, có lúc lên tới 5.000 đồng/kg là tối đa trên thị trường nội địa, trong khi giá thanh long xuất khẩu luôn dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg”, ông Trinh giải thích lý do vì sao nông dân ưa phân phối qua kênh xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Hơn nữa, người tiêu dùng nội địa có xu hướng chỉ mua 1 loại thanh long, trong khi các nhà nhập khẩu quốc tế có xu hướng mua cả 3 loại thanh long phổ biến, dẫn tới tiêu dùng hạn chế trên thị trường nội địa. Theo thống kê, nhập khẩu rau quả của Việt Nam tăng từ 200 – 500 triệu USD hàng năm từ năm 2008 – 2014 lên 622 triệu USD trong năm 2015, tiếp tục tăng lên 925 triệu USD năm 2016, 1.547 triệu USD năm 2017, 1.755 triệu USD năm 2018 và 1.775 triệu USD năm 2019.

Phần lớn các loại rau quả trên thị trường nội địa đến từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Nam Mỹ và Chile. Thực tế là một số loại trái cây Thái Lan như măng cụt, sầu riêng, xoài, và chôm chôm được tiêu thụ rất tốt trên thị trường Việt Nam nhờ giá cả cạnh tranh hơn. Ví dụ, giá măng cụt dao động từ 25.000 – 50.000 đồng/kg, xoài Thái và chôm chôm Thái cũng thường bán với giá từ 30.000 – 60.000 đồng/kg.

Chợ bán buôn nông sản Hóc Môn tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay từ tháng 5, xấp xỉ 10 tấn trái cây Thái Land đang được buôn bán qua chợ mỗi ngày, bao gồm măng cụt, bòn bon, và me. Các chuyên gia khuyến nghị ngành trái cây trong nước phải hành động nhanh chóng để áp đảo trên thị trường nội địa, nhấn mạnh tầm quan trọng của mở rộng các kênh phân phối trên thị trường nội địa vẫn còn nhiều dư địa giữa bối cảnh virus corona hoành hành trên thế giới.

Để thúc đẩy tiêu dùng trái cây trên thị trường nội địa, CEO Đinh Tùng của Vina T&YT khuyến nghị rằng các doanh nghiệp cần truyền thông tốt về chất lượng các sản phẩm trái cây nội địa để tăng niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào trái cây Việt Nam. Ông Tùng cũng chỉ ra rằng ngành trái cây nên nỗ lực vượt qua các khiếm khuyết về chế biến, bảo quản và phân phối để cải thiện chất lượng sản phẩm.

Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng hóa chất lượng cao Việt Nam, nhấn mạnh răng đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp và nông dân phải hợp tác chặt chẽ để tìm kiếm đầu ra cho trái cây. “Cần thắt chặt sự phối hợp giữa nhà nước, địa phương, cá cbộ ngành liên quan và các HTX để xây dựng và kết nối chuỗi giá trị cho ngành”, bà Hạnh phát biểu. Bà cũng cảnh báo việc sử dụng thuốc trừ sâu ở nông dân khi cố gắng kích trái phát triển nhanh sẽ giết chết ngành trái cây về dài hạn.

Theo VOV

Admin

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2022 của Trung Quốc

Bài trước

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2021 của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả