0

Hội đồng Chính sách Cao su Quốc gia đã đồng ý về mặt nguyên tắc cho giai đoạn 2 của cơ chế đảm bảo giá cao su, nhưng thông báo tới Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp về quyết định hạ ngân sách phân bổ từ 43 tỷ Baht xuống 30 tỷ Baht.

Prapan Boonyakiat, chủ tịch Cơ quan phụ trách cao su Thái Lan, cho biết Ủy ban do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha làm thủ tịch cũng quyết định hạ mức diện tích hỗ trợ tối đa từ 25 rai xuống còn 15 rai (4ha xuống 2,4ha) theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp, do hạn chế ngân sách. Bộ cũng đang lên lịch trình đề xuất giai đoạn 2 của kế hoạch đảm bảo giá cao su tự nhiên để chính phủ phê duyệt vào ngày 9/6. Ông Prapan cho biết Hội đồng đã đồng ý với chính phủ về chủ trương hỗ trợ nông dân sở hữu đất và làm việc trên đất. Cơ chế này kỳ vọng sẽ bắt đầu triển khai vào hoảng tháng 6 đến tháng 11 năm 2020, với mức giá đảm bảo không quá 60 Baht/kg đối với mủ tờ cao su thô.

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp (BAAC) thuộc sở hữu nhà nước sẽ được giao nhiệm vụ triển khai cơ chế bảo hiểm giá cao su. Chính phủ Thái Lan đã triển khai giai đoạn đầu tiên của cơ chế bảo hiểm giá cao su với ngân sách 24,3 tỷ Baht vào tháng 10/2019, hỗ trợ 1,7 nông dân trên diện tích 17 triệu rai cao su (2,72 triệu ha). Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết Hội đồng đã phê duyệt cơ chế cho vay trị giá 20 tỷ Baht cho các doanh nghiệp gỗ cao su. Theo cơ chế cho vay này, chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất 3%/năm với trị giá khoảng 600 triệu Baht.

Hội đồng cũng đã phê duyệt một khoản vay trị giá 20 tỷ Baht cho các doanh nghiệp cao su mủ khối, với hỗ trợ lãi suất 2 – 3%/năm trị giá khoảng 600 triệu Baht. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp cũng báo cáo tiến độ dự án hỗ trợ các khoản vay cho các HTX nông nghiệp thu mua cao su và dự trữ chờ giá lên. Bộ báo cáo cho hay các HTX đã vay 11,8 tỷ Baht từ BAAC,  các nhà chế biến cao su vay 2 tỷ Baht và các doanh nghiệp vay 14 tỷ Baht để tăng giá trị cao su.

Năm 2019, theo thống kê Bộ Thương mại, Thái Lan là nước xuất khẩu lớn thứ 4 về các sản phẩm cao su và cao su chế biến, chỉ đứng sau Trung Quốc, Đức và mỹ. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cao su và cao su chế biến đạt 11,2 tỷ USD trong năm 2019, tăng 2% so với năm 2018. Các thị trường chính bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Úc, với lốp xe ô tô chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu, theo sau là cao su tổng hợp và găng tay cao su chiếm lần lượt 19% và 11%.

Theo Bangkok Post

Admin

Chính phủ Thái Lan triển khai cơ chế trợ cấp giá gạo và giá dầu cọ

Bài trước

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách