0

Bất chấp một số điểm sáng, bức tranh nông nghiệp nhìn chung vẫn u ám do cú tác động kép: biến đổi khí hậu và virus corona.

Một trong những doanh nghiệp nông nghiệp có kết quả kinh doanh tốt trong quý 1/2020, Nafoods, một trong những nhà chế biến – xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, báo cáo tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019. Báo cáo tài chính của tập đoàn cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần so với quý 1/2019 và đạt 16,2 tỷ USD (704.000 USD). “Kết quả này có được nhờ chiến lược thị trường, nguyên liệu và tài chính chủ động. Chúng tôi tập trung vào dinh dưỡng, sức khỏe và phát triển chuỗi nông nghiệp”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổng giám đốc Nafoods trả lời phỏng vấn VIR. “đến cuối tháng 3/2020, các hợp đồng đã ký của chúng tôi đã đạt 60% mục tiêu doanh thu cả năm”, ông Hùng nhấn mạnh rằng kế hoạch doanh thu năm 2020 đạt 1.350 tỷ đồng (58,7 triệu USD). “Tuy nhiên, với công suất sản xuất và các đơn hàng hiện nay, chúng tôi có thể đạt 2.000 tỷ đồng (87 triệu USD) nếu sắp xếp thàh công khoản vốn vay 200 tỷ đồng (8,7 triệu USD) từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính”.

Một công ty thắng lợi khác là CTCP Đường Lam Sơn. Báo cáo tài chính của công ty cho hay lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2020 đạt 4,6 tỷ đồng (200.000 USD), tăng 65% so với cùng kỳ năm 2019 nhờ tăng doanh thu và lợi nhuận tài chính cùng tăng, với 50% doanh thu đến từ các hoạt dọng tài chính và giảm chi phí kinh doanh tới 18%.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp hứng chịu thua lỗ. Ví dụ, tập đoàn PAN báo cáo doanh thu ròng giảm 20% trong quý 1, xuống còn 1.280 tỷ đồng (55,8 triệu USD), trong khi lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 28,7 tỷ đồng (1,25 triệu USD), bằng 40% so với cùng kỳ năm 2019. “Các mảng kinh doanh bánh kẹo và giống cây trồng suy giảm mạnh nhất, với doanh thu giảm lần lượt 35% và 30%. Do tác động của đại dịch lên di chuyển, bán hàng và marketing”.

Trong khi giao dịch ngô trong quý 1 thường là thời gian rất bận rộn, xuất khẩu sang các thị trường lớn gồm Lào, Campuchia, và Trung Quốc bị gián đoạn do đóng cửa biên giới nhằm kiểm soát dịch bệnh. “Các hoạt động sản xuất và kinh doanh của tập đoàn bị tác động mạnh bởi đại dịch nhưng không bị gián đoạn do năng lực tự cung cấp mạnh nhờ chuỗi giá trị khép kín”, theo thông cáo báo chí của công ty cho hay.

Tương tự, Tập đoàn Giống cây trồng miền Nam (SSC) cũng hứng chịu tác động từ các đợt hạn hán kéo dài và tình trạng xâm mặn nghiêm trọng trên diện rộng cũng như gián đoạn vận chuyển do đại dịch, ghi nhận lợi nhuận tổng giảm. Doanh thu của SSC đạt138 tỷ đồng (6 triệu USD), tăng 5,3% so với quý 1/2019. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh, chiếm tới 91% doanh thu ròng, trong khi tổng lợi nhuận chỉ đạt 12,4 tỷ đồng (539.000 USD), giảm tới 72,4% trong cùng kỳ so sánh. SSC cho biết lợi nhuận sau thuế giảm 84% sau giai đoạn tái cơ cấu kinh doanh trên diện rộng của công ty.

Một trường hợp khác là nhà sản xuất và phân phối dẫn đầu Việt Nam về hóa chất và thuốc trừ sâu, tập đoàn Lộc Trời, chịu lỗ ròng 37 tỷ đồng (1,6 triệu USD), trong khi quý 1/2019 đạt lợi nhuận ròng 58 tỷ đồng (2,5 triệu USD). Theo một đại diện, doanh thu ròng của tập đoàn trong quý 1/2020 giảm 53% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do giảm doanh thu thuốc trừ sâu và thực phẩm khi virus corona, biến đổi khí hậu, các thay đổi trong cấu trúc đại lý và chính sách bán hàng trong ngành thuốc, cùng với các chính sách chỉ đạo của chính phủ liên quan đến xuất khẩu gạo.

Vị đại diện này cũng cho biết trong quý 1/2020, ngành nông nghiệp có những thay đổi đáng kể. Thứ nhất, tổng doanh thu của ngành giảm mạnh. “Đây là kết quả của việc xuất khẩu bị gián đoạn bởi COVID-19 và chính phủ Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3 để đảm bảo an ninh lương thực nội địa”, ông cho hay.

Thay đổi thứ hai là các chuỗi cung ứng vận hành chậm chạp và doanh thu thuốc trừ sâu giảm mạnh, trong khi thay đổi thứ ba là mức độ tái đầu tư giống cây trồng ở mức thấp. “Suy giảm xuất khẩu nông sản dẫn tới thu nhập của nông dân giảm và năng lực tài chính đầu tư cho niên vụ tới cũng giảm theo. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ nông sản vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và khá u ám, tác động tới tâm lý sản xuất của nông dân”, theo đại diện tập đoàn Lộc Trời cho hay.

Thời tiết đầu năm 2020 cũng bất lợi, với mưa đá và bão tại vùng núi phía bắc, hạn hán nghiêm trọng tại khu vực miền trung, và hạn hán lẫn xâm mặn dai dẳng tại ĐBSCL. Dữ liệu quý 1/2020 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy do đại dịch và thời tiết cực đoan, ngành nông nghiệp chứng kiến mức tăng trưởng âm 1,17% trong 4 tháng đầu năm 2020.

Bộ NNPTNT ước tính tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 21,1 tỷ USD, với thặng dư thương mại giảm 4,1%, ở mức gần 2,8 tỷ USD. Đến cuối tháng 4, giá trị xuất khẩu nông sản, thủy sản và chăn nuôi đạt lần lượt gần 5,8 tỷ USD, 2,2 tỷ USD, và 150 triệu USD, giảm lần lượt 4,5%, 10% và 23,8% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9% trong cùng kỳ so sánh.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc