Thủy sản

Các nhà xuất khẩu tôm kỳ vọng tương lai tích cực bất chấp COVID-19

0

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 1 đạt giá trị 660 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019, theo Tổng cục Hải quan (GDC).

Theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu tính thêm doanh thu xuất khẩu tháng 4 thì tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 780 triệu USD. Trong 34 công ty xuất khẩu tom, 20 công ty báo cáo tăng trưởng doanh thu 0,3 – 87% so với cùng kỳ năm 2019 và 14 công ty báo giảm doanh thu trong cùng kỳ so sánh. Ông Hòe cho hay doanh thu xuất khẩu quý 4 luôn gấp đôi quý 1 nên ông tin rằng xuất khẩu tôm sẽ phục hồi trong năm 2020.

Về các thị trường xuất khẩu, ông Hòe cho biết Nhật Bản và Mỹ ghi nhận tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong quý 1, trong khi EU và Trung Quốc giảm mạnh. Tuy nhiên các thị trường này cho thấy các tín hiệu phục hồi mạnh. Ông Hòe lạc quan về triển vọng xuất khẩu tôm trong năm 2020 do dự báo sản lượng tôm tại Ấn Độ và Ecuador giảm 50%, các đối thủ xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. “Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ tăng nhanh một phần là do suy giảm xuất khẩu từ Ấn Độ”, ông cho biết thêm.

Ông Như Văn Cẩn từ Bộ NNPTNT cho biết bất chấp những khó khăn do COVID-19 gây ra, ngành tôm Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất và xuất khẩu tương đương năm 2019. Ước tính diện tích nuôi tôm đạt 730.000ha và sản lượng tôm đạt khoảng 830.000 tấn. Sự ổn định của diện tích nuôi tôm và sản lượng, theo ông Cẩn, sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh xuất khẩu trong khi các nước khác dự báo có sản lượng giảm. Thế giới đang dịch chuyển từ tiêu dùng tôm cỡ to sang tôm cỡ nhỏ. Hiện không có thống kê chính hức về thay đổi trong thói quen tiêu dùng tôm nhưng các nhà xuất khẩu nhấn mạnh thực trạng là các nhà nhập khẩu có xu hướng đặt hàng cỡ tôm nhỏ hơn.

Ông Trần Quốc Tuấn, phó chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Việt Úc, cho biết tôm cỡ nhỏ (50 – 60 con/kg) hiện đang thiếu nguồn cung do nhu cầu tăng. Các nhà nhập khẩu không có nhu cầu tôm cỡ to do các nhà hàng và khách sạn đều phải tạm ngừng hoạt động.

Ông Lê Văn Quang, chủ tịch Tập đoàn Minh Phú, cho biết thị trường thế giới, đặc biệt là EU, đang có nhu cầu cao với tôm cỡ nhỏ (50 – 60 con/kg). Theo ông Quang, các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart tiêu thụ các sản phẩm tôm cỡ nhỏ với lượng lớn, trong khi các nhà hàng – khách hàng lớn nhất của tôm cỡ to – đang phải ngừng họat động do COVID-19. Hệ quả là giá tôm cỡ to hiện đang tương đương tôm cỡ nhỏ.

Theo VNS

Admin

Bệnh phân trắng, bệnh vi bào tử trùng nghiêm trọng buộc nông dân châu Á phải thu hoạch tôm cỡ nhỏ

Bài trước

Tin vắn ngành thủy sản ngày 10/4

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản