0

Theo thông tin từ Bộ NNPTNT, ngành nông nghiệp Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại khoảng 2,9 tỷ USD trong quý 1/2020 bất chấp sự bùng phát COVID-19. Thặng dư thương mại tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong quý 1/2020, tổng giá trị thương mại nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 15,2 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 9,1 tỷ USD, tương đương năm 2019, trong khi giá trị nhập khẩu giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 6,1 tỷ USD. Xuất khẩu các nông sản chính giảm 3,1% trong cùng kỳ so sánh xuống còn 4,2 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản giảm 14% xuống còn 1,5 tỷ USD và các sản phẩm chăn nuôi giảm 21,8% xuống còn 109 triệu USD. Riêng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ghi nhận tăng 16,1% lên 2,8 tỷ USD, theo Bộ NNPTNT cho hay.

Trong tháng 3/2020, tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 3,5 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng tăng 16,6% so với tháng 2, bao gồm 1,6 tỷ USD xuất khẩu nông sản chính, 1,1 tỷ USD từ xuất khẩu gỗ và 549 triệu USD từ xuất khẩu thủy sản.

Trong quý 1/2020, phần lớn các hàng hóa đều suy giảm về giá trị xuất khẩu, như cao su (26,1%), chè (19%), hạt tiêu (13,9%), trái cây (12,5%), và cá tra (61,5%). Tuy nhiên, một số các sản phẩm xuất khẩu chính đạt tăng trưởng tích cực về giá trị xuất khẩu, bao gồm gạo (27,8%) và gỗ và sản phẩm từ gỗ (15,9%).

Các thị trường xuất khẩu nông sản trong quý 1 có những thay đổi mạnh do tác động của dịch COVID-19, theo Bộ NNPTNT cho hay. Theo đó, giá trị xuất khẩu tăng 18% lên 2,1 tỷ USD sang Mỹ, chiếm tỷ trọng lớn nhất 23,2% trong cơ cấu xuất khẩu. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam – giảm 19,4% xuống còn 1,9 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu sang thị trường EU giảm 0,9% xuống còn 1,2 tỷ USD nhưng sang Nhật Bản tăng 2,7% lên 802 triệu USD. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các nước ASEAN tăng 16,4% lên 970 triệu USD.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển thị trường, cho biết Bộ NNPTNT đang triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu tăng đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản sau khi đại dịch qua đi tại Trung Quốc. Bộ sẽ tập trung dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật tại các nước nhập khẩu và đàm phán mở rộng thị phần tại EU, Liên minh Kinh tế Á Âu, Mỹ, Brazil và Saudi Arabia. Ông cho biết thêm tình hình hiện tại trên các thị trường lớn, chịu tác động mạnh của đại dịch đòi hỏi năng lực thích ứng của các hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu sang Trung Quốc sẽ là trọng tâm để đảm bảo thông quan nhanh, kiểm soát dịch bệnh tốt.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc