Thủy sản

Doanh số tôm trong kênh bán lẻ, dịch vụ ăn uống tăng mạnh tại Mỹ

0

Doanh số tôm tại tất cả các phân khu niên giám thống kê chính của Mỹ - Mountain Pacific, West South Central, West North Central, East South Central, East North Central, South Atlantic, Mid Atlantic, và New England – tăng trong năm 2019 so với năm 2018, với khu vực East South Central tăng trưởng mạnh nhất về doanh số tôm, đạt 9%. “Doanh số tôm tăng trưởng rất tốt tại khu vực kinh doanh nhà hàng”, theo Michael Seidel, phó chủ tịch thu mua cho Performance Food Group, phát biểu về chủ đề này tại phiên thảo luạn.

Một phần động lực tăng trưởng, theo ông Seidel, có thể liên quan đến lạm phát giá tôm hùm và cua. Ông cho rằng tôm thường được cho là loại giáp xác cao cấp hơn nhưng giá thấp giúp thu hút thực khác. “Trong những năm vừa qua, người Mỹ đã nhận ra giá trị của việc ăn tôm”, theo ông Seidel. “Việc ăn tôm vẫn thường được cho là một hành động xa xỉ nhưng có giá trị đích thực”.

Theo phân khúc sản phẩm, phần lớn doanh số tôm đến từ tôm thẻ chân trắng. Trong 12 tháng qua, doanh số tôm thẻ chân trắng tăng 7,3%, và hơn 70% doanh số tôm thuộc về loại tôm này. Trong kênh tiêu thụ nhà hàng, phần lớn doanh số tôm tập trung ở các nhà hàng độc lập quy mô nhỏ hơn, chỉ có 1 – 2 địa điểm. Hơn 63.500 tấn tôm thẻ đã được tiêu thụ qua kênh nhà hàng độc lập, chiếm gần một nửa doanh số.

Phân khúc có doanh số tôm lớn tiếp theo là các chuỗi siêu nhỏ, dao động từ 3 – 19 nhà hàng, mua 19.200 tấn. “Tôi thấy mức tiêu thụ này rất đáng kể”, ông Seidel phát biểu. Trong số các nhà hàng này, bar nướng có tăng trưởng doanh số 7% lên 20.750 tấn, phân khúc nhà hàng thủy sản bình dân tăng trưởng 5,1% lên 17.450 tấn; nhà hàng bình dân kiểu Mexico tăng trưởng 6,9% lên 16.250 tấn; và nhà hàng kiểu gia đình tăng 10,6% lên 5.300 tấn.

Với các mức tăng trưởng này, thủy sản tiếp tục len lỏi vào top 20 nhà hàng theo doanh thu. Chỉ 1 nhà hàng trong top 20 nhà hàng theo quy mô là Olive Garden, có một thực đơn nhiều món thủy sản. Nhà hàng đầu tiên phục vụ chủ yếu thủy sản nằm trong danh sách top 20 là Red Lobster chỉ đứng vị trí thứ 33 tại Mỹ về doanh thu trong năm 2019.

Không chỉ khu vực nhà hàng chứng kiến doanh số ấn tượng về tôm, mà tăng trưởng doanh số tôm trong mảng bán lẻ cũng tăng nhanh, từ mức chưa đến đến 137.500 trong năm 2014 lên 207.500 tấn trong năm 2019. Về phía bán lẻ, số lượng hộ gia đình mua tôm từ hệ thống bán lẻ cũng tăng. Trong năm 2014, 44,2% tổng số hộ gia đình mua tôm từ hệ thống bán lẻ, con số này tăng lên 48,6% trong năm 2019. Mức tăng trưởng này có thể phản ánh giá tôm trong hệ thống bán lẻ giảm, với mức giá trung bình là 7,4 USD/lb trong năm 2019. Mức giá trung bình trong 4 tuần liên tiếp cho tôm chưa chế biến cỡ 16 – 20 con/kg giảm trong giai đoạn 2014 – 2019. Mặc dù giá vẫn chưa chạm mức thấp kỉ lục trong mùa thu năm 2016 nhưng liên tục duy trì dưới 8 USD/lb. CÁc hoạt động xúc tiến bán hàng liên tục quảng bá cho các mặt hàng tôm và trong giai đoạn 2014 – 2019, các cửa hàng bán lẻ tăng mức quảng bá các sản phẩm tôm tới 51%.

Giá tôm tất cả các cỡ và hình thức chế biến giảm gần 13,5% trong cùng giai đoạn so sánh. “Trên hết, một số xu hướng đang diễn ra trong ngành bán lẻ, một số quan điểm về chăm sóc sức khỏe đang chi phối tình hình này”, theo ông Tom Domino, giám đốc thu mua tại Wakefern Food Corp. Ông chỉ ra rằng xu hướng tiêu dùng thực phẩm nguồn gốc thực vật ngày càng tăng nằm trong top các xu hướng chăm sóc sức khỏe và bữa ăn ngày nay, đồng thời chỉ ra cách ngành thủy sản tận dụng xu hướng này. “Thủy sản, đặc biệt là tôm, ở vị trí rất thuận lợi để tận dụng xu hướng này và nên theo đuổi xu hướng nói trên”.

Theo Seafood Source

Admin

Triển vọng ảm đạm cho ngành tôm do nhu cầu ngành dịch vụ ẩm thực châu Âu lao dốc nhưng Việt Nam có thể gặp ít khó khăn hơn các nước xuất khẩu khác

Bài trước

Xuất khẩu tôm tăng vọt trong 10 tháng, đạt 3,2 tỷ USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản