Cà phê/Ca cao

Cà phê Việt Nam đang được biết đến rộng rãi hơn trên thị trường thế giới

Cánh cửa cho cà phê Việt Nam lộ diện trên thị trường thế giới ngày càng rộng mở cho các nhà rang xay nhỏ và vừa. Bất ngờ lớn diễn ra tại Vietpresso 2019, một cuộc thi trong ngành cà phê thời gian gần đây, khi giải vàng được trao cho Real Bean Coffee, chỉ mới thành lập vào tháng 4 vừa qua.

Loại cà phê do Real Bean Coffee chuẩn bị đã vượt qua 14 thương hiệu khác để giành giải quán quân. Ngay sau khi cuộc thi kết thúc, nhiều người nước ngoài đã đứng xếp hàng để thưởng thức sản phẩm của Real Bean Coffee. “Loại cà phê này có mùi thơm nhẹ và vị mạnh”, theo Richard Toix, thành viên hội đồng giám khảo tại Vietpresso 2019. Mới thành lập 7 tháng trước, Real Bean Coffee đã có thể xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Công ty cũng đang tiến hành các đàm phánd để xuất khẩu cà phê sang Thái Lan và Mỹ, theo CEO Văn Thị Loan của công ty cho hay.

Không chỉ Real Bean Coffee, nhiều công ty rang cà phê quy mô nhỏ và vừa khác hiện cũng có thể đưa cà phê rang Việt Nam tới nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là tại châu Á. Hàn Quốc và Nhật Bản là các thị trường quen thuộc của thương hiệu cà phê Trường Sơn. Tuy nhiên, thương hiệu này rất ít được biết đến trên thị trường nội địa, mặc dù đã hoạt động 10 năm qua. Một đại diện của công ty cho hay người tiêu dùng 2 thị trường trên thích cà phê vị mạnh, phần lớn là Arabica. 70% các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đồng thời công ty đang đàm phán với các nhà nhập khẩu từ Mỹ và tìm hiểu thị trường châu Âu.

Anh Coffee của Anh Phạm là một ví dụ khác Thay vì trực tiếp đối đầu với các thương hiệu cà phê lớn trên thị trường nội địa, Anh Phạm quyết định đưa sản phẩm của anh tới các quán cà phê nhỏ và chợ truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Anh Coffee xuất hiện tại các hội chợ nhỏ và vừa. Sau đó, Anh Coffee được Central Group phát hiện ra và được công ty này mời tham gia một hội chợ ở nước ngoài. “Các sản phẩm của chúng tôi đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Malaysia, và Thái Lan. Khoảng 90% sản lượng cà phê của Anh Coffee dành cho xuất khẩu”, theo Anh Phạm, giám đốc của Anh Coffee cho hay. “Chúng tôi đi theo các hoạt động của Central Group tới châu Âu và các thị trường châu Phi”, ông cho biết thêm rằng thị trường nội địa đã tràn ngập các thương hiệu lớn nên rất khó cho các thương hiệu nhỏ thâu tóm một phần miếng bánh. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu vẫn rất triển vọng.

Theo ông Tạ Hoàng Linh từ Bộ Công thương, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xúc tiến và xây dựng thương hiệu cà phê chế biến Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Đó là lý do vì sao MOIT sẽ xúc tiến các cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp cà phê nội địa để mở rộng thị trường cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam.

Theo VNS
Admin

Thế giới làm quen với giá cà phê đắt đỏ

Bài trước

Kirin hỗ trợ các vườn cà phê tại Việt Nam đạt chứng nhận bền vững

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao