Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang điều hướng hàng loạt nhà sản xuất nội thất gỗ Trung Quốc tới Việt Nam, mang theo rủi ro cho ngành nội thất gỗ nội địa. Cơ quan hải quan Mỹ gần đây đã phát hiện ra Finewood Vietnam nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc, dán nhãn sản phẩm có nguồn gốc Việt Nam và xuất khẩu các sản phẩm này sang Mỹ. Doanh nghiệp này cũng bị phát hiện giả mạo chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang mang đến nhiều cơ hội tăng FDI vào ngành chế biến gỗ Việt nam cả về số lượng nhà xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs).
Năm 2018, 529 FIEs xuất khẩu nội thất gỗ với doanh thu 3,96 tỷ USD, chiếm 46,7% trong tổng giá trị xuất khẩu 8,48 tỷ USD của toàn ngành. Trong khi đó, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng số lượng nhà xuất khẩu tăng lên 565 với giá trị xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 46,6% trong tổng giá trị xuất khẩu 7,3 tỷ USD của ngành này.
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng nhà đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến gỗ Việt Nam xét về số lượng dự án đăng ký mới, lượng vốn đầu tư bổ sung cho các dự án vận hành và góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Một nghiên cứu mới đây do Hiệp hội các sản phẩm Lâm nghiệp và Gỗ Việt Nam, Hiệp hội ngành gỗ và mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, Hiệp hội gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp tỉnh Bình Định và Forest Trends phát hiện thấy trong 9 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã đăng ký 40 dự án đầu tư mới tại Việt Nam, chiếm 60% trong tổng số 67 dự án được cấp phép.
Trong khi số lượng dự án đăng ký nhiều nhưng tổng giá trị đầu tư của các dự án đầu tư từ Trung Quốc chỉ chiếm 23,5% tổng giá trị vốn đăng ký, nghĩa là các dự án đăng ký đều có quy mô nhỏ. Trong 15 dự án có vốn đầu tư dưới 1 triệu USD đăng ký trong 9 tháng đầu năm 2019, 10 dự án đến từ Trung Quốc, tương đương 67%. Một dự án tại Yên Bái có vốn đầu tư đăng ký chỉ ở mức 23.000 USD.
Theo ông Tô Xuân Phúc, một chuyên gia từ Forest Trends, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang có rủi ro cao. Trong báo cáo mới nhất, ông Phúc và nhóm nghiên cứu chỉ ra các dấu hiệu của gian lận thương mại đang ngày một rõ ràng hơn. Một số sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc tới Việt nam để tái xuất sang thị trường Mỹ với nhãn mác là sản phẩm Việt Nam. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, thuê các nhà xưởng sản xuất tại Viẹt Nam và chỉ chế biến sản phẩm ở mức tối thiểu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó tái xuất với nguồn gốc xuất xứ Việt Nam.
Kết luận của nhóm nghiên cứu trùng hợp với Bộ Công thương rằng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng vọt. Xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ tăng tới 270% trong năm 2018 so với giá trị xuất khẩu chỉ 51,4 triệu USD trong năm 2017.
Theo VNS
Bình luận