Rau muống – loại rau phổ biến tại châu Á - được coi là cỏ và có chính sách sản xuất riêng tại Mỹ
Nếu sinh trưởng tại châu Á – hoặc có cơ hội tiếp xúc với ẩm thực nơi này – bạn gần như chắc chắn từng chạm trán với loại rau chân vịt nước Trung Quốc, hay tên thân thuộc hơn là rau muóng. Loại rau thân dài, giòn, thường là món ăn kèm, được xào với nhiều loại gia vị như tỏi băm, nước, một chút muối và mì chính. Tại Đông Nam Á, nơi loại rau này rất phổ biến, một chút tỏi, nước xuýt, cùng với ớt, mắm và xì dầu là đủ làm nên một món ăn hấp dẫn.
Bất chấp cái tên tiếng Anh dễ gây hiểu nhầm (“Chinese water spinach”), rau muống không cùng họ rau chân vịt, và việc đặt tên này có thể là do lỗi nhận biết của các nhà kinh doanh thực phẩm, vốn có xu hướng đặt tên này cho bất cứ loại rau xanh nào nhiều lá. Rau muống được đặt tên theo dáng hoa giống kèn trumpet khi bung nở vào buổi sáng nhưng cái tên Chinese water spinach lại hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng phương Tây. Cọng rau muống dày, rỗng, giòn và dễ hấp thụ gia vị. Loại rau này còn có tên Trung Quốc là kongxincai, nghĩa là “rau không tim”.
Tên lóng đầy chất thơ này đến từ một câu chuyện ngụ ngôn từ thế kỷ 16 về một quan cận thần bị bắt phải chứng minh sự trung thành sau khi một trong những bà vợ của vua tìm đến lời khuyên của ông. Lăng mộ của vị quan này chỉ có duy nhất một loại cây mọc lên: chính là cây rau muống – rau không tim. Những câu chuyện ghi lại từ triều đại nhà Minh (1368 – 1644) cho biết loại rau này tới Trung Quốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có thể trồng được cả ở nước cả trên cạn.
Một số nông dân trồng rau muống trực tiếp vào đất ẩm, một số khác để rau mọc nổi trên bề mặt những hồ nước giàu dinh dưỡng. Trong tiếng Hong Kong, loại rau này còn có tên là ong choy – đến từ cách trồng loại rau này. Ong ám chỉ một kỹ thuật nhân giống đơn giản: cắt và gói phần cuống rễ vào đất ẩm. Các ghi chép tại châu Âu ghi nhận rau muống từ thế kỷ 16 và đặc biệt ghi chú rằng đây là loài cây cực kỳ năng suất.
Dưới điều kiện thuận lợi, năng suất trồng rau muống có thể lên tới 188 tấn/ha trong vòng 9 tháng với tốc độ dài 10 cm/ngày. Điều này rất tuyệt vời đối với những nước cần nhiều thực phẩm nhưng không vui đối với những người muốn giữ đất đai thoáng sạch. Năm 1973, bang Florida đã cấm trồng rau muống, vốn được coi là loại cây ngoại lai, bởi chúng phát triển quá nhanh, làm chặn các đường thủy và ngăn trở tàu bè qua lại. Các nhà làm luật liên bang đã đưa rau muống vào nhóm cỏ độc hại, một số bang thậm chí còn cấm kinh doanh rau muống trong khi một số khác chỉ cho phép nông dân trồng nếu có giấy phép. Năm 2003, 90% rau muống thương phẩm tại Mỹ được trồng ở miền bắc California, theo báo cáo của Portland State University.
Tại châu Á, rau muống vẫn là loại rau được ưa chuộng và tại tất cả các siêu thị châu Á trên toàn nước Mỹ, rau muống vẫn là loại thực phẩm không thể thay thế. Một số cộng đồng nơi loại rau này bị cấm thậm chí còn sẵn sàng buôn lậu rau muống. Là cỏ hay là rau chỉ là quan niệm trong mắt người và rau muống ở châu Á sẽ mãi là một món ăn ngon, dân dã.
Theo Goldthread
Bình luận