Theo một hội thảo gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh, để giảm buôn lậu đường, Việt Nam cần thắt chặt các biện pháp phòng ngừa và hợp tác giữa các cơ quan liên quan, giảm chi phí sản xuất đường nội địa và yêu cầu mặt hàng đường phải có thông tin chi tiết, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
Theo ông Nguyễn Văn Ba đến từ Ban chỉ đạo 389: “Buôn lậu đường vào Việt Nam đang tăng và ngày càng tinh vi. Luồng buôn lậu đường chủ yếu từ Thái Lan qua Campuchia và các cửa khẩu biên giới Tây Nam”. Những kẻ buôn lâu đóng gói lại đường dưới tên nhãn hiệu được đăng ký hợp pháp. Từ đầu năm 2018 đến tháng 9/2019, các nhà chức trách đã phải giải quyết hơn 876 trường hợp buôn lậu, thu giữ hơn 3.000 tấn đường, trị giá hơn 12 tỷ đồng (518.500 USD) và thu tiền phạt hơn 1 tỷ đồng (43.000 USD).
Ông Nguyễn Văn Cẩn, thành viên ban chỉ đạo quốc gia 389 và tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết: “Các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra và bắt giữ các trường hợp buôn lậu đường. Bất chấp những nỗ lực này, tình hình vẫn chưa cải thiện đáng kể”, Ông liệt kê những khó khăn các lực lượng chức năng phải đối mặt, bao gồm đường biên giới dài, những thủ đoạn tinh vi mà những kẻ buôn lậu sử dụng và những lỗ hổng pháp luật. Quy định hiện hành cho phép các doanh nghiệp không sản xuất đường có thể mua đường từ các doanh nghiệp khác, đóng gói lại theo nhãn hiệu của họ và phân phối trên thị trường. Ngoài ra, do lợi nhuận cao, những kẻ buôn lậu áp dụng nhiều cách để vận chuyển đường trái phép trên cả nước.
Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, giá đường Thái Lan bán tại các siêu thị ở Thái Lan tương đương giá đường Việt Nam, nhưng với chính sách trợ cấp giá xuất khẩu khiến giá đường Thái Lan trở nên rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Ông Cao Ánh Dương, phó chủ tịch hiệp hội, cho biết nhu cầu đối với đường vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm và các nhà máy đường nội địa sản xuất khoảng 1,2 triệu tấn đường trong năm nay. Khoảng 800.000 tấn đường được buôn lậu hàng năm, gây áp lực lớn lên các nhà sản xuất nội địa.
Ông Lê Trung Thành, phó chủ tịch công ty mía đường Lam Sơn, cho rằng chi phí sản xuất đường tăng 20 – 25% trong 5 năm vừa qua do sản xuất quy mô nhỏ khiến nông dân khó cơ giới hóa, đẩy chi phí đường tăng.
Các đoàn đại biểu đề xuất nhiều biện pháp để giải quyết buôn lậu, bao gồm tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, giám sát chất lượng đường trên thị trường và thắt chặt kiểm tra các cơ sở được cấp phép sản xuất đường nhưng thiếu nhà máy. Các nhà máy đường cần cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm giá, đồng thời nên tăng đầu tư vào công nghệ để giảm chi phí. Nếu giá đường nội địa rẻ hơn thì sẽ không còn nhu cầu đường buôn lậu.
Ông Ba cho rằng chính phủ nên yêu cầu toàn bộ các sản phẩm đường phải có thông tin chi tiết về xuất xứ, đồng thời điều chỉnh Luật Đầu tư để đưa sản xuất và đóng gói đường và danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các đoàn đại biểu cho rằng các nhà chức trách nên phạt những kẻ buôn lậu đường mức hình phạt nặng hơn và không đấu giá đường buôn lậu bị thu giữ mà bán cho các nhà máy đường. Có 40 doanh nghiệp đăng ký sản xuất và thương mại đường.
Theo VNS
Bình luận