Ngày 16/10, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành thông báo cấp phép chính thức nhập khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam và vạch ra các yêu cầu cụ thể đối với các sản phẩm này. CTCP Sữa TH là công ty đầu tiên được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa: sữa tươi thanh trùng nguyên chất và sữa tươi tiệt trùng với hương vị tự nhiên.

TH Milk cho biết lễ công bố lô hàng xuất khẩu sữa đầu tiên từ Việt Nam sang Trung Quốc rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam bởi ngành nông nghiệp đang nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản, và cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng cho ngành sữa Việt Nam.

Công ty cho hay việc cấp phép chính thức nhập khẩu sữa từ Việt Nam của Trung Quốc cho thấy ngành sữa của Việt Nam đang phát triển và hội nhập với thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ và công nghệ 4.0 trong sản xuất và quản lý. Mở cửa thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho ngành sữa và sản xuất – chế biến sữa Việt Nam. Tại lễ công bố, TH Milk cũng tiến hành một lễ ký kết xuất khẩu lô hàng sữa đầu tiên với công ty thương mại Kim Kiều (Wuxi, Trung Quốc). Công ty sữa lớn nhất của Việt Nam là Vinamilk cũng đang tìm cách sớm nhận được mã xuất khẩu sữa sang Trung Quốc trong tương lai gần.

Tiêu chí xuất khẩu sữa sang Trung Quốc

Theo thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ cho phép các sản phẩm sữa Việt Nam được chế biến nhiệt, bao gồm sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, sữa lên men, sữa chế biến, phô mai và phô mai chế biế, kem và nước cũng như sữa đặc, sữa bột, bột whey, bột protein whey, sữa non từ bò, casein, muối khoáng sữa, sữa công thức cho trẻ nhỏ và bột tiền trộn. Sữa tiệt trùng  và sản phẩm chế biến từ sữa tiệt trùng  nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được kiểm tra và phê chuẩn trước về vệ sinh thực phẩm và phải đi kèm giấy phép liên quan.

Xuất khẩu sữa Việt Nam sang Trung Quốc cũng phải đính kèm các chứng nhận y tế do Việt Nam ban hành. Các sản phẩm sữa Việt Nam phải được đóng gói trong bao bì mới, đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan của Trung Quốc.

Bao bì đóng gói bên ngoài phải được ghi nhãn cả bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, ghi rõ các phẩm chất sản phẩm, nguồn gốc cụ thể tới huyện/tỉnh/thành phố, điểm đến, tên sản phẩm, trọng lượng, số hiệu lô sản xuất, các điều kiện bảo quản, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Đóng gói bên trong phải tuân thủ các quy định liên quan của Trung Quốc. Ghi nhãn phải chỉ rõ nước sản xuất, tên sản phẩm, mã đăng ký công ty, tên và địa chỉ của nhà chế biến, thông tin liên hệ, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng và số hiệu lô sản xuất.

Các hoạt động bảo quản và vận chuyển cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt để ngăn chặn rủi ro nhiễm độc và các chất có hại và sau khi hàng hóa được bốc lên container thì phải đóng dấu niêm phong, số hiệu niêm phong phải chỉ rõ trên chứng nhận y tế.

Theo Food Navigator Asia
Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 25/5

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 10/2

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Sữa