TACN và nguyên liệu

AFIA đặt trọng tâm mở rộng xuất khẩu sang thị trường TACN Việt Nam

Tổ chức thức ăn chăn nuôi Mỹ (American Feed Industry Association) đã nhận tài trợ từ FAS thuộc USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) thông qua chương trình các thị trường mới nổi để hỗ trợ đánh giá tiềm năng thị trường.

Hiệp hội tập trung vào Việt Nam, là thị trường với tiềm năng mở rộng lớn với một số lý do đáng chú ý, theo bà Gina Tumbarello, giám đốc thương mại và chính sách quốc tế tại AFIA. Bà cho biết Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh về thu nhập và dân số cùng với sản xuất chăn nuôi. “Tiêu dùng TACN cho vật nuôi của Việt Nam tăng mạnh trong những thập kỷ qua, từ 3,5 triệu tấn năm 2013 lên 4,5 triệu tấn năm 2018”, bà cho hay. “Ngành chăn nuôi tại Việt Nam là một trong những tiểu ngành tăng trưởng nhanh nhất”.

Thị trường phụ gia TACN của Việt Nam dự báo đạt 160,5 triệu USD vào năm 2022, tăng từ mức 112,45 triệu USD trong năm 2014, theo AFIA. Thị trường dự báo có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 4,7%/năm đến năm 2022. Nhu cầu đối với protein động vật cũng đang tăng, bao gồm trứng và sữa, hỗ trợ cho việc mở rộng ngành chăn nuôi gia súc gia cầm và chuyên nghiệp hóa các hoạt động chăn nuôi.

Hiện nay, thịt lợn đang chiếm tỷ trọng áp đảo trên thị trường Việt Nam – nước tiêu dùng thịt lợn lớn thứ 2 tại châu Á, sau Trung Quốc, và chiếm hoảng 72,6% hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam. Chăn nuôi gia cầm chiếm 18% sản lượng, theo sau là thịt bò với 6,2% và thịt trâu chiếm 1,8%. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch tả lợn trong tháng 2 vừa qua làm suy yếu ngành chăn nuôi lợn và hạn chế nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi lợn. “Một xu hướng ngày càng tăng tại Việt Nam hướng tới tiêu dùng thịt gia cầm với quy mô chăn nuôi gia cầm tăng nhanh hơn trung bình ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2007 – 2017”, bà cho biết.

Đánh giá thị trường TACN của Việt Nam

Hoạt động đánh giá thị trường của AFIA bao gồm đối thoại với các thành viên của ngành TACN Mỹ đã thành công trên thị trường Việt Nam, theo bà Tumbarello cho biết. “Chúng tôi cũng sẽ gặp gỡ các cơ quan chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về ngành sản xuất chăn nuôi và TACN cũng như tới thăm các cơ sở chăn nuôi lợn, gà và thủy sản tại Việt Nam”, bà cho biết thêm. “Trong tiến hành đánh giá thị trường, chúng tôi hy vọng xác định được các cơ hội cho ngành TACN Mỹ tại Việt Nam trong các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Chúng tôi đang đặt mục tiêu xây dựng cơ sở thông tin toàn diện, cập nhật và đáng tin cậy về các yêu cầu để tiếp cận thị trường Việt Nam cho các sản phẩm TACN Trung Quốc và thiết lập một lộ trình để vượt qua các rào cản tiếp cận thị trường”. Mục tiêu của hoạt động đánh giá thị trường là “xác định chi tiết” các rào cản cơ bản tới thị trường TACN của Việt Nam, như các quy định vệ sinh và kiểm dịch. “Tại thời điểm này, chúng tôi nhận thức rằng các hạn chế về GMO và các tiêu chuẩn dư lượng tối đa (MRL) đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành”.

Chính phủ Việt Nam thiết lập một kế hoạch giải quyết các vấn đề của ngành căn nuôi vào năm 2014. Một phần của kế hoạch này nhằm tìm cách thay đổi “phân bố hoạt động sản xuất chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp”. “Bộ NNPTNT Việt Nam đã phê chuẩn tái cơ cấu ngành chăn nuôi và triển khai kế hoạch nhằm tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi”.

Hoạt động đánh giá thịt rường dự kiến kéo dài 6 tháng, theo thông tin từ AFIA. “Mục tiêu của chúng toio là hoàn thành đánh giá thị trường và xác định các cơ hội cùng các khuyến nghị nhằm tận dụng các cơ hội đúng lúc trong đề xuất tới FAS vào năm tới”, bà Tumbarello kết luận.

Theo Feed Navigator
Admin

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2022

Bài trước

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc