Đầu tư

Vì sao Fonterra – HTX sữa lớn nhất thế giới – suy nghĩ lại về tham vọng toàn cầu?

Chỉ chưa đầy 2 năm trước, Fonterra, công ty lớn nhất New Zealand, tự nhìn thấy mình là gã khổng lồ trong ngành sữa thế giới. Nay, với hàng loạt thua lỗ và sự kiện không may đang đẩy nhà xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới phải cân nhắc lại và quay trở lại những giá trị cốt lõi. Sau khi thông báo về mức lỗ ròng kỷ lục, công ty xuất khẩu sữa lớn nhất New Zealand đang cân nhắc rút khỏi các hoạt động chăn nuôi và sản xuất sữa tại Trung Quốc cũng như các hoạt động sản xuất sữa tại Brazil.

Thông báo lợi nhuận của công ty gần đây cho thấy mức thua lỗ ròng lên tới 381 triệu USD trong 12 tháng tính tới tháng 7/2019. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc đsanh giá lại hoạt động vận hành tại Trung Quốc và Brazil. Kết quả đáng thất vọng này đang buộc công ty phải đánh giá lại kế hoạch thách thức các công ty lớn như Nestlé và Dannon thông qua mở rộng ráo riết ra thị trường quốc tế. “18 tháng trước, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi là công ty sữa lớn trên thế giới, giúp tạo nên sự khác biệt trong đời sống của 2 tỷ người”, theo CEO Miles Hurrell nhưng đến nay, ông đi đến kết luận về một sự chuyển dịch từ chiến lược mở rộng thị trường quốc tế sang tập trung vào các hoạt động sản xuất nội địa. “Từ tận trái tim mình, chúng tôi là một hợp tác xã, làm được những điều đáng kinh ngạch với các sản phẩm sữa New Zealand để nâng cao đời sống của mọi người và tạo nên giá trị cho cả khách hàng lẫn người nông dân”.

Hình thành năm 2001 từ việc sát nhập 2 hợp tác xã, Fonterra trở thành một trong những doanh nghiệp nổi bật nhất của New Zealand. Mặc dù được thành lập để bảo vệ lợi ích của nông dân sản xuất sữa địa phương, công ty hiện nay đã hiện diện tại Úc, Trung Quốc và Nam Mỹ. “Theo quan điểm của chúng tôi, Fonterra đã lạc lối theo cách nào đó trong 7 năm qua”, theo Graeme Ferguson, nhà phân tích tín dụng tại S&P Global Ratings, từng 2 lần hạ mức tín dụng của Fonterra cho hay. Nhận định chung khiến hạ hạng tín dụng của công ty là một “chương trình đầu tư vốn đầy tham vọng nhằm tìm cách đưa Fonterra vượt trên khỏi hoạt động cốt lõi là thu mua, chế biến và kinh doanh sữa New Zealand”.

Trung Quốc là thị trường đặc biệt quan trọng, đóng góp khoảng 20% doanh thu của Fonterra. Công ty bắt đầu sản xuất sữa nguyên liệu tại Trung Quốc khoảng 1 thập kỷ trước, tận dụng lợi thế kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng tại một đất nước mà an toàn thực phẩm là mối lo ngại dai dẳng.

Fonterra báo cáo đã đầu tư hơn 1 tỷ đô la New Zealand vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc nhưng gặp khó khăn bởi những khác biệt vè khí hậu và không thể chuyển đổi hệ thống nuôi bò sữa phức tạp sang một định dạng mới. Hoạt động này liên tục thua lỗ và đã ghi nhận mức lỗ 14 triệu đôla New Zealand trước trả lãi và thuế trong năm 2018. “Chi phí sản xuất sữa tại Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với tại New Zealand, nên phải bán được với giá cao thì mới sinh lời”, theo Keith Woodford, giáo sư danh dự về các hệ thống nông sản – thực phẩm tại đại học Lincoln của New Zealand, đồng thờ nhấn mạnh một số nhà sản xuất sữa lớn, hiện đại của chính Trung Quốc cũng đang thua lỗ. “Phần ớn thức ăn chăn nuôi bò sữa tại Trung Quốc đến từ các nước khác, như Mỹ, và cũng đến từ Nam Mỹ nên chi phí thức ăn cho bò sữa tại đây thực sự đắt đỏ”.

Giám đốc tài chính Fonterra Mark Rivers đề xuất bán mảng kinh doanh này. “Mảng kinh doanh sữa tại Trung Quốc là một phân khúc hấp dẫn nhưng chính xách thì chúng ta tham gia vào thị trường này thế nào là một câu hỏi lớn”.

Các khoản đầu tư khác của Fonterra tại Trung Quốc cũng không mang lại kết quả tốt đẹp. Năm 2015, Fonterra mua 18,8% cổ phần trong công ty sản xuất sữa bột Beingmate Baby & Child Food. Nhưng Beingmade, mặc dù mạnh về các kênh bán hàng truyền thống, lại chậm thích ứng với sự nổi lên ngày càng nhanh chóng của thương mại điện tử. Doanh thu của Beingmade giảm một nửa trong giai đoạn 2014 – 2018 xuống còn 337 triệu USD, theo thông báo của Fonterra tháng 8 vừa qua cho hay sẽ bán cổ phần tại công ty này.

Đó không phải là cú hụt chân đầu tiên của Fonterra trên thị trường sữa bột Trung Quốc. Công ty sở hữu 43% cổ phần tại Sanlu Group vào thời điểm năm 2008 – khi các sản phẩm của Sanlu làm một số trẻ em bị chết và khiến hàng ngàn trẻ nhỏ bị ốm nghiêm trọng. Sanlu phá sản và Fonterra không có cách nào thu hồi khoản đầu tư của mình. Người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng nghi ngại chất lượng các sản phẩm sữa nội địa, ngay cả khi Fonterra làm ra loại sữa đó tại Trung Quốc.

Ban quản trị trước đây có tham vọng đưa Fonterra từ một nhà chế biến – xuất khẩu các sản phẩm sữa thành một quyền lực trong ngành thực phẩm toàn cầu. Fonterra bắt đầu tự định vị là một công ty lớn nhưng chiến lược mở rộng trong thập kỷ qua lại gặp nhiều thất bại.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tăng trong quý 1/2024

Bài trước

Việt Nam có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư