Các nhà sản xuất gỗ nội thất Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động, công nghệ hiện đại và tài chính để nâng cấp công nghệ. Theo Hiệp hội ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), số lượng đơn hàng đang tăng lên trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với những vấn đề cần sớm được giải quyết.
Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm kiếm các giải pháp để tăng năng suất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong ASEAN. Năng suất của Việt Nam trong năm 2018 là 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% so với Singapore, 19% so với Malaysia, 37% so với Thái Lan, 44,8% sov ới Indonesia và 55,9% so với Philippines. Liên quan đến chất lượng lao động, WB chỉ ra rằng Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11 trên 12 nước châu Á. Chỉ số năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động là 3,39, xếp thứ 73 trong tổng số 133 nước.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cũng đang gặp các thách thức về công nghệ số hóa do các ứng dụng số đang làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động chế biến, quản lý, thiết kế và bán hàng. “Các vấn đề mà doanh nghiệp sản xuất gỗ nội thất Việt Nam đang đối diện không hề đơn giản, buộc họ phải có một tầm nhìn mới để thiết kế lại mô hình sản xuất và ứng dụng công nghệ”, theo chủ tịch HAWA Nguyễn Quốc Khánh cho hay. Để giảm bớt áp lực lên lực lượng lao động và tăng chất lượng sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang phân bổ các khoản ngân sách lớn để mua máy móc thiết bị mới. Một số doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng đầu tư lên tới 50 tỷ đồng cho trang thiết bị mới.
Tuy nhiên, theo bà Leslie Lye từ Weinig Group, mặc dù các nhà máy Việt Nam đầu tư mạnh vào công nghệ hơn các nước Đông Nam Á khác, nhưng vận hành không có tính tổ chức là một vấn đề khác. Các doanh nghiệp cần có năng lực hoàn thành các đơn hàng lớn và làm các sản phẩm thông thường, hưng cũng phải triển khai được cả những đơn hàng nhỏ, linh động và làm ra các sản phẩm đặc trưng hơn. Các doanh nghiệp nên có quy trình sản xuất chính xác và cách giải pháp nhanh chóng khi chuyển đổi sản xuất các sản phẩm khác nhau, và giảm các sản phẩm lỗi/hao hụt.
Đồng thời, Bernd Kahnert từ Homag, một nhà cung cấp các giải pháp sản xuất khép kín trong ngành sản xuất gỗ nhấn mạnh rằng vấn đề lớn của Việt Nam không phải là công nghệ mà là lực lượng lao động có thể ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Trong các báo cáo mới đây, trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng vốn FDI đầu tư vào ngành gỗ cao hơn 1,2 lần so với cả năm 2018 vào 49 dự án đầu tư trong ngành gỗ, tương đương 73% tổng số dự án FDI trong năm 2018.
Theo VNS
Bình luận