Việt Nam cân nhắc tái đàn chăn nuôi lợn để tăng nguồn cung. Dịch tả lợn không tác động tới CP Foods. Masan đặt mục tiêu tăng thị phần trên thị trường thịt Việt Nam.
Việt Nam cân nhắc tái đàn chăn nuôi lợn để tăng nguồn cung
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã yêu cầu các địa phương cân nhắc tái đàn chăn nuôi lợn để tránh tình trạng thiếu thịt lợn trong dịp cuối năm 2019, đặc biệt là tết Nguyên đán. Ông Tiến cũng nhấn mạnh rằng cần triển khai nghiêm ngặt các biện pháp đảm bảo an ninh sinh học tại nhiều trang trại để ngăn ngừa dịch tả lợn, giúp giảm mạnh số lượng lợn bị tiêu hủy trong những tháng gần đây. Mặc dù nhiều địa phương chưa cho phép tái đàn nhưng ông Tiến cho rằng với các quy định an toàn sinh học được triển khai chặt chẽ, thì tái đàn có thể triển khai tốt.
Dịch tả lợn không tác động tới CP Foods
Charoen Pokphand Foods tuyên bố dịch tả lợn không tác động tới sản xuất – kinh doanh của công ty nhờ đa dạng hóa hoạt động trên nhiều nước và cân bằng các loại thịt bán ra thị trường. Xuất khẩu thịt gà của công ty tăng liên tục về giá, một phần nhờ nhu cầu tiêu dùng thịt gà tăng lên tại Trung Quốc khi nước này thiếu thịt lợn. Giá thịt gà và giá thịt lợn cùng tăng tại Trung Quốc mang lại lợi ích cho công ty.
Masan đặt mục tiêu tăng thị phần trên thị trường thịt Việt Nam
Nhà sản xuất thực phẩm lớn của Việt Nam là Masan đặt mục tiêu doanh thu kinh doanh thịt đạt 1 tỷ USD, chiếm thị phần khoảng 10% trên thị trường thịt lợn Việt Nam. Tập đoàn rất lạc quan về triển vọng thị trường khi dịch tả lợn sẽ dẫn đến thiếu nguồn cung và giá thịt lợn cao, tương tự như tại Trung Quốc. Đồng thời tập đoàn này kỳ vọng doanh thu thịt lợn mát đóng góp doanh thu từ 22 – 44 triệu USD cho tổng doanh thu.
Theo Asian Agribiz
Bình luận