Sự bùng nổ các công nghệ số trong những năm gần đây đang đẩy nhanh cuộc cách mạng bán lẻ và làm thay đổi thói quen mua sắm – mang đến một động lực tăng trưởng mới cho thị trường hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG).
Trong cuộc phóng vấn gần đây, bà Nguyễn Phương Nga, giám đốc phát triển thị trường tại Kantar Worldpanel Việt Nam, một công ty quốc tế chuyên về hiểu biết người tiêu dùng và phân tích sâu dựa trên dữ liệu panel của khách hàng, cho biết tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử của nhóm FMCG đã vượt 100%. Do đó, thương mại điện tử sẽ chiếm một phần quan trọng trong lĩnh vực FMCG tại Việt Nam trong 5 năm tới, giành vị thế vững chắc hơn nhờ tính tiện lợi và sự năng động của các nhà bán lẻ.
3 năm trước, một thương hiệu FMCG như Vinamilk sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến nhận nhiều ý kiến trái chiều. Vào thời điểm đó, mặc dù Vinamilk sở hữu mạng lưới phân phối FMCG lớn nhất tại Việt Nam nhưng vẫn triển khai bán lẻ trực tuyến để nắm bắt cơ hội thương mại điện tử tạo ra.
Thực tế, trên toàn thế giới, các doanh nghiệp FMCG như Nestlé cũng thiết lập các kênh bán hàng trực tuyến hiện mang về lợi nhuận cao gấp 3 lần so với các kênh truyền thống. “Nhờ có phân tích dữ liệu từ các nền tảng giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp FMCG có thể nhắm tới các nhóm khách hàng triển vọng để tăng hiệu quả doanh thu và tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử đã vượt 100%”.
Theo Statista, người Việt Nam chi tiêu trung bình 17 USD để mua thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa, thực phẩm đồ uống có gas, và dược mỹ phẩm trực tuyến. Con số này sẽ tăng lên 20 USD vào năm 2020. Đồng thời, doanh thu từ phân khúc FMCG ước đạt 53 triệu USD hiện nay và dự báo sẽ tăng lên 142 triệu USD vào năm 2020.
Theo hãng nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Luân Đôn là Mintel, các thương hiệu FMCG nhận thấy triển vọng lớn ở nhóm khách hàng thiên niên kỷ - Thế hệ Y – nhóm khách hàng độ tuổi 20 – 30, luôn sẵn sàng nắm bắt những xu hướng công nghệ mới. Mintel cho hay nhóm này có thói quen mua sắm trực tuyến và sẽ từ bỏ những thương hiệu không cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Bằng cách phân tích dữ liệu thu thập thông qua các nền tảng thương mại trực tuyến, các nhà bán lẻ có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm mang tính cá nhân hơn các kênh bán hàng truyền thống. Ví dụ, các nhà bán lẻ sẽ khuyến nghị các lựa chọn sản phẩm cụ thể cho một khách hàng nữ 30 tuổi từ thành phố Hồ Chí Minh – những người thích thanh toán thẻ, khác biệt với lựa chọn sản phẩm của sinh viên nam chi tiêu tiết kiệm ở Hà Nội hay một cặp đôi cao tuổi sử dụng chung tài khoản ngân hàng từ nông thôn.
Trên khắp 4 thành phố lớn nhất Việt Nam, mua sắm trực tuyến trong quý 1/2019 tăng 73% về doanh thu và tăng 59% trong quý 2, trong khi tăng trưởng các cửa hàng tiện lợi đạt 22%, siêu thị/đại siêu thị tăng 12% và chợ truyền thống/các cửa hàng tạp hóa chỉ tăng 5%.
CÁc báo cáo cũng kết luận rằng FMCG sẽ tăng trưởng nhanh trên các kênh trực tuyến trong thời gian tới. Theo Kantar Worldpanel, doanh thu FMCG trực tuyến toàn cầu tăng 20,3% trong năm 2018 và chiếm 5,1% tổng doanh thu FMCG. Dự báo thị trường FMCG trực tuyến sẽ tăng gấp đôi về quy mô và chiếm 10% tổng doanh thu FMCG vào năm 2025.
Các thị trường mới nổi như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia được cho là sẽ tăng trưởng mạnh. “Tại Việt Nan, người tiêu dùng có kết nối mạng đóng vai trò quan trọng. Mua sắm không chỉ thông qua một nền tảng đơn lẻ mà người tiêu dùng dùng nhiều kênh khác nhau để tiếp cận thông tin. Do đó, các nhà bán lẻ cần xác định các điểm chạm của người tiêu dùng và vạch ra cách thức hiệu quả nhất để thu hút họ vào sản phẩm/dịch vụ của mình”, theo bà Lê Thị Thu Trang, giám đốc đồng thời là lãnh đạo mảng bán lẻ theo chiều dọc của Nielsen Việt Nam cho hay.
Một báo cáo thị trường FMCG gần đây của Nielsen Việt Nam cho thấy FMCG trực tuyến toàn cầu sẽ đạt 400 tỷ USD trong năm tới với tăng trưởng thường niên 18,4%, gấp 4 lần sov ới thị trường FMCG truyền thống.
Năm 2018, thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng hơn 30%, trong khi FMCG trực tuyến tăng trưởng giá trị 147%, chủ yếu nhờ ngày càng nhiều người tiêu dùng trực tuyến quan tâm tới mua sắm và tăng chi tiêu vào kênh này, đồng thời là những người dễ bị thu hút bởi khuyến mại trực tuyến.
Theo VIR
Bình luận