Đầu tư

Thị trường bán lẻ Việt Nam rất nóng nhưng không dành cho tất cả

Các nhà bán lẻ nước ngoài đã đặt chân vào Việt Nam 20 năm trước nhưng rất nhiều trong số này đã phải ra đi. Năm 1998, tập đoàn Bourbon của Pháp thành lập Vinde’mia Company và mở ra siêu thị Cora tại tỉnh Đồng Nai. Siêu thị này nhanh chóng trở thành điểm đến ưa thích của người dân. Sau đó, 2 siêu thị Cora được mở tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000 và 2001, trơcs khi Bourbon chuyển đổi Cora thành Big C và mở Big C Thăng Long tại Hà Nội.

Đến năm 2016, chuỗi Big C có 32 đại siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi trên cả nước và một sàn giao dịch điện tử Cdiscount.vn. Metro Cash & Carry đến Việt Nam muộn hơn 4 năm so với Big C. Trong suốt 12 năm hoạt động tại Việt Nam, cho tới năm 2014 khi rời đi, Metro có 10 trung tâm mua sắm tại 14 tỉnh thành và 5 nhà kho. Nhà bán lẻ này có doanh thu tăng hàng năm nhưng báo lỗ trong 11 năm trong tổng số 12 năm hoạt động tại Việt Nam. Đó là lý do giải thích vì sao nhà bán lẻ này tiến hành hành vi chuyển giá và trốn thuế trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.

Đối với Parkson, thương hiệu bán lẻ phát triển mạnh mẽ trong 5 năm đầu hoạt động kể từ khi đặt chân vào Việt Nam năm 2005. Đến năm 2012, Parkson có 8 trung tâm thương mại. Tuy nhiên, năm 2015, Parkson từ Malaysia đã không mở thêm bất cứ trung tâm thương mại nào. Vào Việt Nam sau Parkson 3 năm, Lotte Mart từ Hàn Quốc mở cửa lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. Sau 11 năm hoạt động, hiện Lotte có 13 trung tâm mua sắm trên cả nước.

Sức hút của thị trường Việt Nam gây chú ý đối với ngày càng nhiều thương hiệu bán lẻ, bao gồm Emart của Hàn Quốc vào năm 2015, Auchan từ Pháp và Aeon từ Nhật Bản với mô hình mua sắm tất cả trong một, theo đó nhiều nhu cầu được đáp ứng chỉ tại một địa điểm.

Zeon đến Việt Nam vào năm 2011 với việc mở các cửa hàng tiện lợi Ministop. Nhiều thương hiệu cửahàng tiện lợi nổi tiếng thế giới hiện đã hiện diện tại Việt Nam bao gồm Family Mart, Ministop - Aeon, 7-eleven (Nhật Bản), Circle K (Mỹ), Shop & Go (Singapore) và B’s Mart (Thái Lan). Năm 2014, Aone mở trung tâm thương mại tổng hợp đầu tiên tại Việt Nam trong khi Parkson phải đóng cửa rất nhiều trung tâm thương mại. Các nhà phân tích tin cho rằng thương hiệu bán lẻ theo kiểu các cửa hàng trong trung tâm thươngmại không còn phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số.

Hiện Parkson không còn hiện hữu tại Hà Nội nhưng vẫn còn 1 Parkson hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trong năm 2014, tập đoàn Thai BJC mua lại Metro Việt Nam với giá 879 triệu USD. 2 năm sau, một tập đoàn Thái Lan khác, Central Group thâu tóm Big C Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD. Gần đây, trong thags 6/2019, Auchan, thương hiệu bán lẻ với hàng trăm năm kinh nghiệm tại Pháp và châu Âu, phải rời Việt Nam. Toàn bộ 18 siêu thị Auchan bị thâu tóm bởi nhà bán lẻ Việt Nam Saigon Coop.

Theo VNS
Admin

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài trước

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường tín chỉ carbon 'rất phức tạp'

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư