Thị trường dầu ăn Việt Nam đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết, với nhiều doanh nghiệp nhảy vào ngành này.

Cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu nội địa

Công ty sản xuất dầu ăn lớn tại Việt Nam – Tập đoàn Kinh Đô (KIDO) báo cáo giảm doanh thu dầu ăn trong quý 2/2019 do cạnh tranh mạnh trên thị trường, với lợi nhuận giảm tới 20% xuống còn 1.670 tỷ USD (72,2 triệu USD).

Trong số các công ty thành viên của KIDO đang hoạt động trong ngành dầu ăn, bao gồm công ty dầu thực vật Tường An (TAC), tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và công ty dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, chỉ có Golden Hope Nhà Bè kinh doanh sinh lời trong quý 2/2019. Doanh thu của TAC đạt 869 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi  doanh thu của Vocarimex giảm 35,21% xuống 694 tỷ đồng. Bất chấp những khó khăn hiện nay, KIDO vẫn cho rằng thị trường dầu ăn là thị trường hấp dẫn nhờ quy mô lớn và sức mua tiềm năng cao.

Tập đoàn Sao Mai, vốn tập trung vào giao dịch bất động sản và chế biến thủy sản, cũng đã đặt chân vào thị trường dàu ăn với thương hiệu dầu cá cao cấp Ranee vào năm 2014. Doanh nghiệp này cho biết mặc dù thị trường cạnh tranh cao nhưng vẫn tự tin với quyết định này bởi không có nhà sản xuất nội địa hay nước ngoài nào đang sản xuất dầu ăn từ cá tra. Trong khi đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics Daso Group cũng vừa ra mắt 2 thương hiệu dầu ăn mới là Ogold và Bình An. CTCP dầu thực vật Quang Minh sản xuất các thương hiệu dầu ăn Mr Bean, Soon Soon và Oilla.

Tiêu dùng dầu ăn trên đầu người tại Việt Nam ước đạt 9,5 kg/người/năm, thấp hơn so với mức khuyến nghị của WHO là 13,5 kg/người/năm. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp nhận thấy cơ hội trên thị trường dầu ăn Việt Nam.

Phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu

Theo bộ trưởng các ngành công nghiệp cơ bản của Malaysia là Teresa Kok, dẫn đầu phái đoàn doanh nghiệp Malaysia tới hội chợ thương mại dầu cọ tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây, các nhà sản xuất Việt Nam chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu dầu ăn hàng năm, tương đương 1,5 triệu tấn, nghĩa là Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn dầu ăn từ các nước khác, bao gồm Malaysia. Trong nửa đầu năm 2019, nhập khẩu dầu ăn Malaysia của Việt Nam đạt 242.700 tấn, tăng 23,200 tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Bà Teresa Kok đề xuất các nhà đầu tư Việt Nam và Malaysia hợp tác để mở rộng kinh doanh dầu ăn và dầu cọ. Nhận thấy triển vọng tích cực của thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Malaysia đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang Việt Nam.

Người tiêu dùng hưởng lợi từ cạnh tranh

Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy hiện có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và kinh doanh dầu ăn tại Viêt Nam, trong đó dầu cọ chiếm 70%, dầu đậu tương chiếm 23%.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường dầu ăn Việt Nam nghĩa là người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn để mua các sản phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý. Là các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cần cải thiện sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Theo VNA
Admin

Cập nhật dữ liệu thương mại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2023

Bài trước

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc