Thịt

Thời điểm để Việt Nam khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy sản biển

Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản biển nhưng thiếu kế hoạch phát triển hợp lý, các chính sách ưu đãi và ứng dụng công nghệ cao. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đến từ đường bờ biển dài, khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) tương đối lớn và nhiều vũng, vịnh.

Nuôi trồng thủy sản biển đang trở thành một xu hướng toàn cầu bởi tiềm năng lớn và nhu cầu thủy sản ngày càng tăng. Dân số thế giới tiếp tục tăng lên, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thủy sản tăng, theo nhận định của FAO. Ước tính thế giới cần thêm 19 triệu tấn thủy sản vào năm 2030 so với năm 2015. Đến năm 2050, thế giới cần lượng protein động vật cao gấp 1,7 lần hiện nay, theo tính toán của FAO.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi thủy sản biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dủng cho biết nuôi biển được đánh giá là hiệu quả hơn về mặt kinh tế và môi trường hơn chăn nuôi trên cạn. Nuôi trồng thủy sản biển có hệ thống chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn và ít gây hại hơn cho môi trường. Trồng tảo biển có thể giúp cung cấp protein cho dân cư thế giới ngày càng đông đúc bởi các protein từ tảo biển có thể sử dụng làm nguyên liệu thô cho nhiều sản phẩm khác nhau, theo các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thực vật Quốc tế. Tăng trưởng sản xuất tảo biển có thể cho sản lượng 400kg protein/ha hàng năm, ông Dũng cho biết. Ngoài ra, trồng tảo biển không cần phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, trong khi giúp hấp thụ các chất ô nhiễm môi trường trong không khí và ở biển.

Với đường bờ biển dài hơn 3.260km và nhiều đảo, vũng, vịnh, Việt Nam là nước sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn thứ 4 thế giới hiện nay. Trong năm 2018, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 9 tỷ USD. Chiến lược quốc gia về phát triển nuôi trồng thủy sản biển bền vững đến năm 2030 nêu rõ Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi biển, đặc biệt là các loại thủy sản biển có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá mú, cá ngừ, trai lấy ngọc và tảo biển.

Hiện Việt Nam có khoảng 50.000 hộ gia đình sinh sống dọc các bờ biển và tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản biển nhưng phần lớn đều sản xuất quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững và gây ô nhiễm môi trường ở một số khu vực. Họ thường nuôi gần bờ để tránh bão, biển động hoặc các hình thái thời tiết cực đoan, trong khi phần lớn tiềm năng nuôi biển là nằm ở xa bờ.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản biển nhưng các thách thức vẫn còn do thiếu các kế hoạch phát triển quốc gia hợp lý, các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư từ cộng đồng kinh doanh. Quản lý nhà nước yếu, công nghệ lạc hậu và rủi ro ô nhiễm môi trường cũng là các thách thức đối với gnành này. Ngoài ra, thiếu các chuỗi sản xuất nuôi biển từ các trang trại nuôi trồng thủy sản biển tới các doanh nghiệp cung cấp thức ăn, con giống và các nhà máy chế biến, các nhà phân phối.

Để giúp phát triển nuôi trồng thủy sản biển một cách bền vững, các chuyên gia từ Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho rằng cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng liên quan để khuyến khích doanh nghiệp tham gia nành. Áp dụng công nghệ hiện đại trong nuôi trồng thủy sản biển cũng như trong bảo quản, vận chuyển và chế biến cũng giúp tăng giá trị kinh tế của sản phẩm. Đào tạo nguồn lực con người và hợp tác quốc tế cũng rất cần thiết.

Hiệp hội đề xuất chính phủ xây dựng chương trình mục tiêu phát triển nuôi biển theo mô hình công nghiệp đến năm 2030 với khung chính sách để khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp. Theo chiến lực phát triển nuôi biển bền vững, Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng 600.000 tấn thủy sản nuôi biển, 100.000 tấn tảo biển và 100.000 tấn thủy sản thân mềm. Giá trị xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu đạt 20 – 25 tỷ USD đển năm 2030.

Theo VNS/VNA
Admin

Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu: UAE lấy nuôi trồng thủy sản làm nền móng tăng cường an ninh lương thực

Bài trước

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt