Các chuỗi cà phê đặc sản tại Nhật Bản đang tăng tốc tiến chân vào các thị trường châu Á, đánh cược vào cam kết chất lượng và dịch vụ khách hàng sẽ giúp lấy lòng những khách hàng trẻ và lôi kéo họ ra khỏi vòng tay của Starbucks.

Sarutahiko Coffee đang chuẩn bị đặt chi nhánh tại Thái Lan và Hong Kong vào đầu năm 2020 với sự giúp đỡ của công ty giao dịch lớn Mitsubishi, hiện sở hữu cổ phần gần 15%, tương đương 4,6 triệu USD trong chuỗi cà phê này. Công ty có trụ sở tại Tokyo, đang vận hành các quán cà phê tại 16 địa điểm, bao gồm 3 quán tại Đài Loan và nhiều địa điểm trên khắp Tokyo, có kế hoạch mở rộng mạng lưới lên 30 cửa hàng trong vòng 3 năm tới, hướng tới thị trường châu Á.

Sarutahiko, chuyên phục vụ cà phê mới rang, pha theo cách pour-over, sẽ có thể đặt mức giá tại các thị trường nước ngoài ở mức cao hơn 500 Yên/cốc tại thị trường Nhật Bản.

Doutor Nichires Holdings sẽ đưa chuỗi quán cà phê cao cấp Hoshino Coffee tới Đài Loan trong năm tài khóa 2020. Kinh doanh cà phê đang phát triển mạnh tại Singapore – nơi mà chuỗi này có tới 10 quán trong tổng số 14 quán tại nước ngoài và “chúng tôi sẽ sớm hoạt động có lời”, theo chủ tịch Masanori Hoshino. Hoshino Coffee đã hiện diện tại Malaysia và Indonesia và công ty hiện đang vận hành một chuỗi thương hiệu Doutor tại Trung Quốc cùng với một đối tác Hong Kong.

Thế hệ thiên niên kỷ và các thế hẹ khác tại Đông Nam Á đang tiếp nhận tích cực văn hóa uống cà phê. Starbucks hiện đang hoạt động lên tới 1.000 địa điểm tại khu vực, bao gồm tại Thái Lan và Malaysia. Những chuỗi quán nội địa cũng đang hoạt đọng tốt, như True Coffee vận hành hơn 100 quán cà phê tại Thái Lan và Trung Nguyên đang mở rộng cơ sở khách hàng tại Việt Nam – nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới. Các nhóm khách hàng “thường xuyên ghé Starbucks cũng sẵn sàng thử nghiệm dịch vụ phong cách Nhật Bản”, theo Tomoyuki Otsuka, chủ tịch kiêm CEO của Sarutahiko. Dịch vụ của công ty nổi tiếng bởi sự chú ý tiểu tiết, từ rang hạt cà phê cho tới kỹ năng pha thủ công.

Thị trường cà phê tại Singapore, Indonesia và 4 nước dẫn đầu Đông Nam Á khác dự báo tăng trưởng từ 6,3 tỷ USD năm 2018 lên 7,2 tỷ USD trong năm 2023, theo dự báo của Euromonitor International.

Nhận thức về phúc lợi người lao động nông nghiệp và tính bền vững ngày càng tăng khiến Komeda Holdings, hiện đang vận hành chuỗi Komeda's Coffee, bắt đầu thu mua hạt từ nhà giao dịch kinh doanh nông nghiệp Singapore Olam International. Từ mùa thu năm 2018, Olam bắt đầu xếp hạng hạt cà phê dựa vào khả năng truy xuất nguồn gốc và tính bền vững kinh doanh. Tháng 6/2019, Komeda đã bắt tay với Mitsubishi nhằm thúc đẩy doanh thu cà phê có truy xuất nguồn gốc.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Tăng giá thuê mặt bằng gây áp lực tài chính cho Phúc Long

Bài trước

Cú “đại nhảy vọt” dự báo đưa Luckin Coffee vượt Starbucks trong năm 2019 tại Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư